
I. Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Cảng Hàng Không Quốc Tế Vinh
Cảng hàng không quốc tế Vinh là một trong những cảng đang được đầu tư và phát triển trong những năm gần đây. Nằm cách trung tâm Thành phố Vinh 8km về phía Bắc; phía Tây giáp xã Nghi Kim, Quốc lộ 1; phía Đông giáp xã Nghi Ân; phía Nam giáp xã Nghi Phú; phía Bắc giáp xã Nghi Liên.
Tuy được xem là một sân bay quốc tế nhưng cảng hàng không quốc tế Vinh thực chất là một sân bay trung chuyển vì nhiều yếu tố như:
– Nằm tại giao lộ hàng không nội địa và quốc tế
– Chưa hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng để được xem là một cảng hàng không quốc tế đúng nghĩa((“cảng hàng không” và “sân bay” là hai khái niệm khác nhau, để hiểu rõ hơn bạn nên đọc bài viết cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam của tôi)
– Số chuyến bay nội địa và quốc tế còn khá ít, do nhu cầu người dân chưa thực sự cao(90% hành khách là nội địa, các chuyến bay quốc tế gần như không có)
Cảng hàng không quốc tế Vinh được cải tạo và nâng cấp lại từ sân bay Vinh do thực dân Pháp xây dựng năm 1937. Sau khi trải qua nhiều quá trình nâng cấp lớn trong các năm 1995, 1997 và 2003 thì sân bay Vinh cơ bản trở thành một cảng hàng không quốc tế đúng nghĩa.
Trong tương lai sân bay quốc tế Vinh sẽ mở rộng thêm các chuyến bay quốc tế như Vinh – Viêng Chăn(Lào); Vinh – Singapore giúp pháp triển kinh tế, văn hóa, thương mại và du lịch cho khu vực Bắc Trung Bộ nói chung và thành phố Vinh nói riêng.
Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa
II. Cơ Sở Kỹ Thuật Của Cảng Hàng Không Quốc Tế Vinh
Thông Tin Kỹ Thuật | Số Liệu Kỹ Thuật | Chi Tiết |
---|---|---|
Tổng diện tích | 434,5 ha | – Toàn bộ diện tích dành cho hoạt động dân dụng hoăc diện tích dành cho quân sự không được công bố |
Đường cất hạ cánh | 01 | – 2.400m x 45m – PCN: 48/F/C/X/T |
Đường lăn | 03 | – Đường lăn 1(chính): 223,17m x 18m – Đường lăn 2: 148m x 18m – Đường lăn 3: 149,5m x 14m |
Sân đỗ | 38,438 m2 | – Có tổng cộng 7 vị trí – Khai thác các loại máy bay: ATR-72; Fokker 70; A320; A321, B737 – 400 hoặc tương đương |
Hạng sân bay (IATA: VII; ICAO: VVVH) | 4C (ICAO) | – Tiêu chuẩn phục vụ hành khách mức C theo IATA |
Nhà ga hành khách | 11,706 m2(Tầng 1 phục vụ khách đến, tầng 2 phục vụ khách đi) | – Năng lực phục vụ tối đa: 1000 khách / giờ – Boarding Gates: 04 – Quầy làm thủ tục: 28 – Bằng chuyền: 02 |
Trang thiết bị dẫn đường | Đài kiểm soát không lưu / Ra-đa / Hệ thống đèn hiệu hàng không | – ILS, VOR/DME, NDB K1 & K2, AWOS – Đèn tiếp cận, đèn thềm và đèn cuối đường cất hạ cánh, đèn tim, đèn chớp tuần tự, đèn chớp xác định đầu thềm, đèn PAPI. |
An ninh & An toàn | Trang thiết bị hiện đại | – Hệ thống ngăn chặn khủng bố; hệ thống camera giám sát; hệ thống báo cháy & chữa cháy tự động; hệ thống kiểm soát cửa ra vào; máy soi chiếu an ninh; hệ thống cung cấp điện dự phòng 24/24; dịch vụ y tế/ cấp cứu 24/7,… |
Khu vực ngoài | Không có số liệu, chủ yếu là các dịch vụ ngoài liên kết với sân bay | – Xe buýt: xe số 1 hoặc số 2 đến trực tiếp sân bay – Taxi: 120 ~ 150k / chuyến từ khu vực trung tâm đến sân bay |
Năng lực phục vụ | 3 triệu khách / năm | – Hành khách, hàng hóa và số chuyến bay tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm – Khi xây dựng thành công nhà ga hành khách T2 sẽ nâng công suất lên 5 triệu khách / năm |