Đây là bài viết tổng hợp lần 2 về “Quốc gia của con Rồng cháu Tiên – Việt Nam” với nguồn tư liệu phong phú, đa dạng, chính xác và có độ tin cậy cao hơn vào tháng 11 năm 2023(Bài viết này vô tình được bổ sung và hoàn thành vào đúng ngày sinh của tôi ^-^). Bài viết này được lấy thông tin từ các nguồn như sau:
- Wikipedia: Kiến thức tổng quan và đặc điểm sơ bộ cảng biển ở Việt Nam.
- Văn bản quyết định của chính phủ về danh sách cảng biển ở Việt Nam: Quyết định số 1579(tài liệu cũ) và quyết định số 1490(tài liệu mới cập nhật vào ngày 15/11/2023).
- Từ tổng cục Hải quan Việt Nam: Cung cấp các số liệu, văn bản về xuất – nhập khẩu hàng hóa.
- Từ Cục hàng hải Việt Nam thuộc Bộ giao thông vận tải Việt Nam.
Bài viết trước kia của tôi lấy số liệu cũ nên có một số mục chưa được cập nhật, nên xin lỗi nếu sự nhầm lẫn của tôi gây thiệt hại cho bạn. Xin cảm ơn.
>>Xem thêm: Dịch Vụ Khai Báo Hải Quan Trọn Gói tại Alphatrans
I. Khái quát cảng biển ở Việt Nam
Với 296 cảng biển(hoặc bến cảng) và 14 cảng dầu khí ở ngoài khơi thềm lục địa thì nước ta có đến 310 cảng biển lớn nhỏ các loại. Với 28 tỉnh thành giáp biển nhưng có tới 34 cụm cảng biển ở Việt Nam.
Với quy hoạch trong tương lai, tầm nhìn năm 2050 thì Việt Nam sẽ có tổng cộng 36 cụm cảng biển tại Việt Nam(hiện nay, năm 2023 ~ 2024 có 34 cụm cảng biển; 2 cụm cảng biển được thêm mới là Ninh Bình thuộc nhóm 1 và Bạc Liêu thuộc nhóm 5).
II. Phân loại cảng biển ở Việt Nam
1) Phân loại cảng biển ở Việt Nam theo khu vực
Các nhóm cảng biển được phân loại dựa trên vị trí địa lý của chúng, được định hướng riêng lẻ về số lượng hàng hóa hay hành khách hoặc cả hai.
Trong đó nhóm 4 là nhóm cảng chiến lược cả về hàng hóa hay hành khách do có ưu điểm vượt trội về vị trí cũng như điều kiện tự nhiên vượt trội.
Tên cảng | Yêu cầu phát triển 2030 | |
---|---|---|
Nhóm 1 (Gồm 5 cảng) | Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình(định hướng tương lai) | – Khối lượng hàng hóa: 305 – 367 triệu tấn hoặc 11 – 15 triệu TEU – Số lượng hành khách: 162 – 164 ngàn lượt khách |
Nhóm 2 (Gồm 6 cảng) | Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế | – Khối lượng hàng hóa: 172 – 255 triệu tấn hoặc 0.6 – 1.0 triệu TEU – Số lượng hành khách: 202 – 204 ngàn lượt khách |
Nhóm 3 (Gồm 8 cảng) | Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận | – Khối lượng hàng hóa: 138 – 181 triệu tấn hoặc 1.8 – 2.5 triệu TEU – Số lượng hành khách: 1.9 – 2.0 triệu lượt khách |
Nhóm 4 (Gồm 5 cảng) | Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Long An | – Khối lượng hàng hóa: 461 – 540 triệu tấn hoặc 23 – 28 triệu TEU – Số lượng hành khách: 1.7 – 1.8 triệu lượt khách |
Nhóm 5 (Gồm 12 cảng) | Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu(định hướng tương lai), Kiên Giang | – Khối lượng hàng hóa: 64 – 80 triệu tấn hoặc 0.6 – 0.8 triệu TEU – Số lượng hành khách: 6.1 – 6.2 triệu lượt khách |
2) Phân loại cảng biển ở Việt Nam theo quy mô
Ở việc phân loại cảng biển theo quy mô thì có 4 nhóm cảng biển bao gồm: IA(loại đặc biệt); I; II và III.
Tuy nhiên khác với phân loại theo khu vực thì nghị định mới chỉ đánh giá các cảng biển ở Việt Nam tại thời điểm hiện tại nên phân loại theo quy mô sẽ chỉ xếp hạng 34 cụm cảng biển hiện có theo thông tư mới nhất của chính phủ vào 15/11/2023.
Tên cảng | Thang điểm | |
---|---|---|
IA (Gồm 2 cảng) | – Hải Phòng – Bà Rịa-Vũng Tàu | 90 – 100 |
I (Gồm 11 cảng) | – Quảng Ninh – Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh – Đà Nẵng – Quảng Ngãi – Bình Định – Khánh Hòa – TP.Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Cần Thơ | 70 – 90 |
II (Gồm 7 cảng) | – Quảng Bình – Quảng Trị – Thừa Thiên Huế – Bình Thuận – Đồng Tháp – Hậu Giang – Trà Vinh | 50 – 70 |
III (Gồm 14 cảng) | – Nam Định – Thái Bình – Quảng Nam – Phú Yên – Ninh Thuận – Bình Dương – Long An – Tiền Giang – Bến Tre – Sóc Trăng – An Giang – Vĩnh Long – Cà Mau – Kiên Giang | <50 |
III. Đặc điểm địa hình cảng biển ở Việt Nam
Các cảng biển ở Việt Nam bị phân hóa rất mạnh mẽ theo vùng hay chính xác hơn là 3 miền Bắc, Trung và Nam Bộ do có đường bờ biển dài 3260 km. Mỗi một bộ phận cảng có một nhiệm vụ riêng biệt hoặc phục vụ một nhóm khách hàng cụ thể.
- Các cảng biển ở miền Bắc Việt Nam chủ yếu phục vụ thị trường Đông Á(chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là kim loại chưa tinh chế và than đá.
- Các cảng biển ở miền Trung chủ yếu là các cảng nhỏ và vừa, chuyên vận chuyển nội địa trong nước là chính(nhưng đây lại là điểm cuối nhập khẩu chủ yếu ở Đông Nam Á). Nơi đây tập trung nhiều cảng cá nhất Việt Nam.
- Các cảng biển ở miền Nam chuyên xuất – nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Châu Á, Châu Úc và Châu Mỹ. Đây là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam.
1) Địa hình cảng biển ở Việt Nam phía Bắc
Địa hình cảng biển Bắc Bộ ở nước ta tương đối đa dạng và phức tạp. Có rất nhiều đảo nhỏ(hơn 3000) và vịnh thích hợp cho việc xây dựng cảng nước sâu cỡ lớn – điển hình là cảng Hải Phòng.
Các con sông nằm sâu trong nội địa hướng ra biển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa vào sâu trong nội địa.
2) Địa hình cảng biển ở miền Trung Việt Nam
Địa hình cảng biển miền Trung tương đối xấu so với miền Bắc hay Nam do không có nhiều đảo nhỏ chắn, ít có vịnh nước sâu và là nơi chịu nhiều thiên tai cực đoan đổ bộ(bão và động đất).
Có thể lý giải ngắn gọn vì sao miền Trung Việt Nam có nhiều bão như sau:
- Lực Coriolis: Khi bão hình thành, nó sẽ có xu hướng đi theo hướng mà lực Coriolis quy định, và hướng đi chủ yếu là khu vực miền Trung Việt Nam.
- Vị trí địa lý: Do vị trí ở miền Trung Việt Nam nằm ở vĩ độ 10 – 20 độ Bắc, mà bão thường hình thành ở vĩ độ 5 hoặc 20 độ ở cả 2 nửa bán cầu nên khả năng rất cao là bão sẽ di chuyển tới đây.
- Hiệu ứng Phơn hoặc hiệu ứng gió Lào: Miền Trung có gió phơn Tây Nam thổi qua và thời tiết do gió phơn Tây Nam mang lại là thường xuyên gây mưa vì gió mang hơi ẩm rất lớn. Khi có bão hình thành ở biển Đông, do bị ảnh hưởng bởi gió phơn nên bão sẽ bị đẩy lên phía Bắc. Khi gió yếu đi, bão có xu hướng dịch chuyển dần về miền Trung.
Xem thêm: Dịch Vụ Vận Chuyển Đường Biển Nội Địa
Tuy nhiên lại có cảng biển Cam Ranh – cảng quân sự chiến lược thuộc top 3 cảng biển nước sâu quan trọng nhất thế giới.
3) Địa hình cảng biển ở Việt Nam Phía Nam
Miền Nam Việt Nam được thiên nhiên cực kỳ ưu ái với rất nhiều con sông nằm sâu trong đất liền, chịu ít thiên tai hơn và có chính sách kinh tế cực kỳ cởi mở nên các cảng biển ở miền Nam Việt Nam cực kỳ phát triển.
Các cảng biển ở miền Nam Việt Nam có thể coi là áp đảo cả về số lượng cũng như chất lượng so với 2 miền còn lại.
Đóng góp của cảng biển ở miền Nam Việt Nam là 45% tổng khối lượng hàng hóa cùng hơn 60% khối lượng container của cả nước.
IV. Danh sách Các Ký hiệu và tên cảng biển ở Việt Nam
Lưu ý các cảng biển ở Việt Nam tại mục IV này là các cảng sẽ được nâng cấp lên vào năm 2050 theo thông tư 1579, còn hiện tại thì chưa.
1) Mã và tên Cảng biển ở miền Bắc Việt Nam
Tên cảng | Ký hiệu | Vị trí địa lý | Đặc điểm nổi bật | Xếp hạng |
---|---|---|---|---|
Hải Phòng | HPH / HAP | Nằm ở phía nam của sông Cấm, cách Hà Nội 100km về phía đông nam | – Cảng biển tự nhiên lớn nhất, cũng như quan trọng nhất Việt Nam – Có vị trí vô cùng thuận lợi, gần các tuyến đường biển quốc tế – cảng đang được đầu tư và phát triển thành cảng biển quốc tế cỡ lớn | Đặc biệt |
Quảng Ninh | QNH | Quảng Ninh | – Cảng có điều kiện tự nhiên lý tưởng để trở thành cảng nước sâu chiến lược, nằm ở vùng đặc quyền kinh tế phía Bắc – Có cảng biển chuyên xuất khẩu sang Trung Quốc là cảng Vạn Gia, mới được hồi phục vào tháng 1/2023 | I |
Nam Định | NMD | Nam Định | – Cảng có kế hoạch xây dựng và nâng cấp một bến cảng để phục vụ vận chuyển xi măng và thép của tập đoàn Xuân Thiện(Nếu thành công sẽ thành cảng loại I) – Tuy nhiên điều kiện tự nhiên, tài chính và thời gian không ủng hộ để nâng cấp cảng | III |
Thái Bình | TBH | Thái Bình | – Cảng tương đối nhỏ, chỉ có 2 bến cảng là Diêm Điềm và cảng xăng dầu Hải Hà | III |
Ninh Bình | NBH | Ninh Bình | – Cảng chuyên phục vụ vận chuyển hàng cho 7 khu công nghiệp xung quanh | III |
2) Mã và tên Cảng biển ở miền Trung Việt Nam
Tên cảng | Ký hiệu | Vị trí địa lý | Đặc điểm nổi bật | Xếp hạng |
---|---|---|---|---|
Thanh Hoá | THO | Thanh Hoá | – Có cảng biển Nghi Sơn đang vươn mình trở thành cảng tổng hợp quốc gia(Xếp hạng: Đặc biệt) | I |
Nghệ An | NAN | Nghệ An | – Có cụm cảng biển quốc tế gồm 4 cảng: Nam Cửa Lò; Bắc Cửa Lò; Đông Hồi và Cảng quốc tế xăng dầu ĐKC | I |
Hà Tĩnh | HAT | Hà Tĩnh | – Có đường bờ biển dài nhất nước, có vịnh Sơn Dương có độ sâu từ 15 – 22m và không bị bồi lắng, thích hợp làm cảng container nước sâu | I |
Đà Nẵng | DAD | Nằm trên Biển Đông ở Vịnh Bắc Bộ, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 390 hải lý | – Là cảng biển tự nhiên nước sâu chính của miền Trung Việt Nam – Cảng dịch vụ đa năng bao gồm: thương mại, du lịch, nghiên cứu và quân sự | I |
Quảng Ngãi | OPC / XNG | Quảng Ngãi | – Các cảng biển đa số là cảng xuất khẩu – Có bến cảng dành riêng cho hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu, khí tự nhiên | I |
Bình Định hoặc Quy Nhơn | BDH | Bình Định | – Cảng là cửa ngõ giao thương quan trọng tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam – Có hải quân đồn trú tại cảng | I |
Khánh Hòa hoặc Nha Trang | NHA | Nằm trong vịnh Nha Trang thuộc phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang | – Cảng có vị trí địa lý cùng điều kiện tự nhiên tương đối tốt(có nhiều đảo nhỏ cao không quá 300m, có chỗ nước sâu đến 20m,…) | I |
Thừa Thiên Huế hoặc Thuận An | THU / TBN | Thừa Thiên Huế | – Cảng tương đối nhỏ, phát triển từ một cảng cá | I |
Quảng Nam | QNM | Quảng Nam | – Cảng có tốc độ phát triển thuộc loại khá trong khu vực – Cảng có tư duy tiếp cận hiện đại, cho phép doanh nghiệp đầu tư 100% vào các bến cảng mới | I |
Quảng Bình | QBH | Quảng Bình | – Cảng chiến lược giao thông hàng hoá với Lào – Có khu neo đậu tránh bão cho tàu thuyền trọng tải 2000 tấn | II |
Quảng Trị | QUT | Quảng Trị | – Có dự án phát triển khu bến cảng Mỹ Thuỷ – cảng container quốc tế cỡ lớn | II |
Bình Thuận | BTN | Bình Thuận | – Cảng có dự án nâng cấp cảng Sơn Mỹ thành cảng tổng hợp cỡ lớn – có nhiều bến cảng chuyên xử lý các mặt hàng riêng biệt như: khí hoá lỏng, hàng rời, du lịch – Cảng có sự đầu tư của doanh nghiệp địa phương và có quyền điều hành | II |
Ninh Thuận | NTN | Ninh Thuận | – Có cảng biển Cà Ná đang thi công là cảng biển nước sâu chiến lược | II |
Phú Yên hoặc Vũng Rô | PYN | Phú Yên | – Cảng hàng hóa tổng hợp của địa phương – Cảng chuyên phục vụ nhà máy lọc dầu Vũng Rô | III |
3) Mã và tên Cảng biển ở miền Nam Việt Nam
Tên cảng | Ký hiệu | Vị trí địa lý | Đặc điểm nổi bật | Xếp hạng |
---|---|---|---|---|
Bà Rịa – Vũng Tàu | 7BR & VUT | Nằm trên mặt cửa sông Sài Gòn thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | – 2 Cảng là một cá thể độc lập và có 2 mã cảng khác nhau – Cảng đóng vai trò trong việc vận chuyển dầu khí của Việt Nam – Cảng đa chức năng có nhiều dịch vụ như: đóng tàu, sửa chữa điện, bảo dưỡng, viễn thông, vận chuyển và du lịch | Đặc biệt |
Sài Gòn | CSG / SGN | TP. Hồ Chí Minh | – Cảng hành chính cực kỳ quan trọng ở miền Nam Việt Nam – Định hướng tương lai trở thành cảng nước sâu chiến lược quốc gia – Cảng được sử dụng nhiều nhất là cảng Cái Mép chuyên xuất – nhập khẩu với Úc và Mỹ | I |
Đồng Nai | DNA | Đồng Nai | – Tập trung phân khúc nội địa và nội Á | I |
Cần Thơ | VCA | Cần Thơ | – Tuy được đánh giá là một cảng biển quốc tế nhưng chỉ có 2 cảng đang hoạt động là cảng Cái Cui và cảng Hoàng Diệu(chưa thể kiểm chứng đây có phải cảng quốc tế hay không) | I |
Trà Vinh | TVH | Trà Vinh | – Khu vực cảng đang gặp khó khăn rất lớn vì bị phù sa bồi lắng rất khó cho hoạt động vận tải | I |
Long An / Bến Lức | LAP / LAN | Long An | – Đang có dự án xây dựng cảng nước sâu quốc tế với 4 dự án nhỏ khác nhau | I |
Đồng Tháp | DTH | Đồng Tháp | – Cảng đang phấn đấu trở thành cảng trung chuyển container cỡ lớn, tuy nhiên việc mở rộng đang gặp nhiều khó khăn | II |
Hậu Giang | HGG | Hậu Giang | – Cảng biển quốc tế do công ty nhà nước quản lý | II |
Bình Dương | BDU / BDG | Bình Dương | – Cảng biển duy nhất tại tỉnh Bình Dương nhưng được đánh giá là cảng biển tổng hợp đầu mới số 1 Việt Nam | III |
Tiền Giang | TGG | Tiền Giang | – Nâng cấp trở thành bến cảng đa chức năng | III |
Bến Tre | TRE | Bến Tre | – Cảng nổi tiếng với nhiều bến cảng cá và bến cảng nông nghiệp | III |
Sóc Trăng | SOA | Sóc Trăng | – Đang đầu tư phát triển cảng biển Trần Đê – để tăng năng lực cạnh tranh | III |
An Giang | AGG | An Giang | – Tương tự cảng biển Bình Dương chỉ có duy nhất một bến cảng Mỹ Thới | III |
Vĩnh Long | VLG | Vĩnh Long | – Tăng cường kết nối cảng biển và cảng sông nội địa | III |
Cà Mau | CAH | Cà Mau | – Nằm trong những cảng biển tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, tập trung chủ yếu xuất khẩu thủy – hải sản | III |
Kiên Giang hoặc Hòn Chông | HCH | Kiên Giang | – Cảng có nhiều ưu thế để phát triển du lịch quốc tế | III |
Bạc Liêu | BLU | Bạc Liêu | – Cảng đang phát triển theo hướng hỗ trợ năng lượng tái tạo – điện gió – Phát triển cảng biển nước sâu chiến lược với vốn đầu tư nước ngoài | III |