Dịch vụ khai hải quan xuất khẩu dược liệu
Sử dụng dược liệu để chữa bệnh, duy trì và cải thiện sức khỏe là thói quen lâu đời của người dân trên toàn thế giới. Với nhu cầu ngày càng tăng cao thì hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng này diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Bài viết này sẽ hướng dẫn doanh nghiệp về thủ tục hải quan xuất khẩu dược liệu từ Việt Nam. Mời quý doanh nghiệp tiếp tục theo dõi.

1. Cơ sở pháp lý của thủ tục hải quan xuất khẩu dược liệu
– Luật Dược năm 2016;
– Luật Hải quan năm 2014;
– Nghị định số 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều Luật Dược 2016;
– Nghị định số 89/2012/MĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP;
– Thông tư số 03/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về Hoạt động kinh doanh dược liệu;
– Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan và thuế, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu;
– Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
2. Thủ tục hải quan xuất khẩu dược liệu là gì
Khái niệm dược liệu được ghi nhận tại khoản 5 Điều 2 của Luật Dược năm 2016, theo đó: dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên như thực vật, động vật, khoáng vật và phải đạt tiêu chuẩn làm thuốc theo tiêu chuẩn Dược điển của Việt Nam.
Thủ tục hải quan xuất khẩu dược liệu là trình tự các công việc do người làm thủ tục và cơ quan có thẩm quyền thực hiện với mục đích đưa dược liệu ra quốc gia khác ngoài lãnh thổ Việt Nam.
3. Đăng ký giấy phép kinh doanh dược liệu
3.1 Điều kiện để xuất khẩu dược liệu
Doanh nghiệp trước khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu dược liệu cần phải đáp ứng các điều kiện về xuất khẩu mặt hàng này và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược liệu. Những điều kiện trên được ghi nhận tại Điều 4 và 5 của Thông tư số 03/2016/TT-BYT của Bộ Y tế, cụ thể:
Thứ nhất, doanh nghiệp cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, phạm vi kinh doanh bao gồm cả dược liệu. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận bao gồm:
– Người quản lý chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề dược theo quy định;
– Có đủ điều kiện tương ứng với loại hình kinh doanh.
Thứ hai, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của quốc gia nhập khẩu dược liệu.
3.2 Thủ tục đăng ký Giấy phép kinh doanh dược liệu
Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh với những tài liệu sau:
– Đơn đề nghị xin cấp phép kinh doanh dược liệu;
– Giấy chứng nhận đơn vị đủ điều kiện xuất khẩu;
– Các văn bản, tài liệu liên quan để chứng minh nguồn nguyên liệu, trang thiết bị, hệ thống kho, bảo quản, phân phối,…
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Chứng chỉ hành nghề dược.
Tùy theo đặc điểm của cơ sở kinh doanh thuộc nhóm nào của Điều 21 Thông tư số 03/2016/TT-BYT của Bộ Y tế, doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đến Sở Y tế hoặc Bộ Y tế theo đúng thẩm quyền. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế/ Bộ Y tế sẽ lập đoàn thẩm định để thẩm định hồ sơ và kiểm tra điều kiện tại cơ sở kinh doanh.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi có biên bản thẩm định, Cục trưởng của Cục quản lý y dược cổ truyền sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược liệu. Nếu không đồng ý cấp Giấy chứng nhận thì Cục quản lý y dược cổ truyền phải có văn bản trả lời rõ lý do từ chối.
Xem thêm: Dịch vụ khai báo hải quan Alphatrans
4. Thủ tục hải quan xuất khẩu dược liệu theo quy định mới nhất
Để tiến hành thủ tục hải quan xuất khẩu dược liệu, bên cạnh một số tài liệu cơ bản thì còn yêu cầu một số giấy tờ chuyên ngành. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ về loại hàng mình xuất khẩu để chuẩn bị cho đúng theo quy định của pháp luật.
Bộ hồ sơ hải quan đối với dược liệu xuất khẩu thường bao gồm các tài liệu như sau:
– Tờ khai hải quan;
– Hóa đơn thương mại hoặc giấy tờ có gi trị pháp lý tương đương;
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu dược liệu;
– Giấy thông báo kết quả kiểm dịch thực vật;
– Giấy phép xuất khẩu dược liệu;
– Các chứng từ khác có liên quan.

Doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai hải quan xuất khẩu dược liệu trên cổng thông tin điện tử trực tuyến. Sau khi hoàn tất thì tiến hành truyền tờ khai và đợi kết quả. Hệ thống sẽ tự động trả về thông tin phân luồng hàng hóa và hướng dẫn làm thủ tục tại cửa khẩu.
Quý doanh nghiệp hãy in tờ khai hải quan cùng kết quả phân luồng, nộp kèm mã vạch hãng tàu cho cơ quan hải quan. Cán bộ chuyên trách sẽ có trách nhiệm kiểm tra, cho thông quan và thanh lý tờ khai hải quan.
Trong quá trình chuẩn bị và điền các thông tin liên quan đến tờ khai hải quan dược liệu, quý doanh nghiệp cần đảm bảo sự chính xác, nguồn gốc xuất xứ, tên dược liệu để tránh xảy ra những sai sót không đáng có. Đây cũng là một trong những lưu ý nhỏ giúp doanh nghiệp kiểm soát được rủi ro khi xuất nhập khẩu dược liệu.
Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi nên có nguồn dược liệu vô cùng phong phú. Nguồn dược liệu này không chỉ cung cấp cho thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới. Để thông quan thành công, hợp pháp thì doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục hải quan xuất khẩu dược liệu. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý doanh nghiệp. Trong trường hợp, quý doanh nghiệp vẫn cần giải đáp thêm các thắc mắc liên quan đến hải quan dược liệu, hãy gọi Hotline của chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn kỹ hơn nhé!