Dịch vụ khai báo hải quan xuất khẩu gạo

Gạo là một trong những mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam. Để mang giá trị tinh túy của nền nông nghiệp nước nhà ra khắp năm châu bốn bể, doanh nghiệp cần tiến hành làm thủ tục hải quan xuất khẩu gạo. Vậy, đâu là những lưu ý quan trọng trong khâu làm thủ tục? Mời quý doanh nghiệp cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

1. Cơ sở pháp lý của thủ tục hải quan xuất khẩu gạo

Gạo là mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu và được Nhà nước xây dựng nhiều chính sách ưu đãi. Cơ sở pháp lý của hoạt động xuất khẩu gạo bao gồm:

– Luật Hải quan 2014;

– Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo;

– Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về một số điều của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP;

– Văn bản số 02/VBHN-BTC (2018) của Bộ Tài chính.

2. Yêu cầu đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Doanh nghiệp muốn xuất khẩu gạo thì phải đáp ứng những điều kiện bắt buộc dưới đây:

– Có ít nhất 01 kho chứa chuyên dùng để chứa thóc, gạo. Kho chứa phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuộc quốc gia do cơ quan có thẩm quyền ban hành (Quy chuẩn QCVN 01-133:2013/BNNPTNT).

– Có ít nhất 01 cơ sở để xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan có thẩm quyền ban hành (Quy chuẩn QCVN 01-134:2013/BNNPTNT).

3. Lưu ý đối với hồ sơ làm thủ tục hải quan xuất khẩu gạo

Khi chuẩn bị hồ sơ hải quan xuất khẩu gạo, quý doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng bộ hồ sơ gồm các văn bản, giấy tờ sau:

3.1 Bộ hồ sơ làm thủ tục xuất khẩu

Một bộ hồ sơ đăng ký làm thủ tục hải quan xuất khẩu gạo bao gồm:

– Tờ khai hải quan: Được in ra sau khi đã hoàn thành việc khai hải quan trực tuyến;

– Hợp đồng xuất khẩu gạo;

– Hóa đơn thương mại hoặc giấy tờ có giá trị tương đương;

– Phiếu đóng gói hàng hóa;

– Giấy phép xuất khẩu gạo: 01 bản chụp trong trường hợp xuất khẩu lần đầu;

– Giấy thông báo kết quả kiểm dịch thực vật;

– Hợp đồng ủy thác (trong trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho người khác thay mình làm thủ tục hải quan);

– Giấy tờ khác theo quy định: Giấy chứng nhận xuất xứ, Giấy chứng nhận y tế, Giấy chứng nhận lưu hành tự do,…

Để nắm rõ hơn về một số giấy tờ quan trọng trong bộ hồ sơ, mời quý doanh nghiệp tiếp tục theo dõi các mục dưới đây:

3.2 Tờ khai hải quan

Doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai hải quan thông qua cổng thông tin điện tử quốc gia trực tuyến hoặc tại phần mềm ECUS. Doanh nghiệp tiến hành điền tờ khai theo đúng thông tin theo yêu cầu và truyền tờ khai. Sau khi hoàn thành, hệ thống sẽ xử lý và trả về kết quả phân luồng.

Lưu ý quan trọng về thủ tục hải quan xuất khẩu gạo doanh nghiệp không nên bỏ qua 2

3.3 Hợp đồng ngoại thương xuất khẩu gạo

Doanh nghiệp muốn xuất khẩu gạo phải tiến hành đăng ký hợp đồng xuất khẩu và nộp lại cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

– Văn bản đề nghị;

– Bản chính hoặc bản sao hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký kết giữa các bên;

– Bản chính báo cáo về số lượng thóc, gạo có sẵn. Trong đó cần nêu rõ: Tổng số lượng thóc, gạo; Địa chỉ cụ thể của kho; Lượng thóc, gạo trong mỗi kho chứa.

– Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo còn hiệu lực.

Doanh nghiệp cần nộp bộ hồ sơ này trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết. Việc nộp hồ sơ có thể kéo dài đến không quá 10 ngày làm việc, trong trường hợp doanh nghiệp có lý do chính đáng.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, Hiệp hội Lương thực Việt Nam sẽ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo theo đúng quy định nếu hồ sơ đáp ứng đúng quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

3.4 Kiểm dịch thực vật

Doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục kiểm dịch thực vật để đáp ứng điều kiện xuất khẩu gạo. Bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch bao gồm:

– Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (Theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

– Hóa đơn thương mại, vận đơn hàng, phiếu đóng gói hàng hóa (nếu có);

– Giấy ủy quyền của doanh nghiệp (trong trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho người khác làm thủ tục);

– Mẫu gạo cần kiểm dịch.

Xem thêm: Dịch vụ khai báo hải quan Alphatrans

4. Yêu cầu dán nhãn hàng hóa trong thủ tục hải quan xuất khẩu gạo

Dán nhãn hàng hóa còn được biết đến là Shipping Mark. Việc dán nhãn trên các kiện hàng sẽ đảm bảo cho việc vận chuyển và làm thủ tục hải quan được thuận lợi. Nội dung nhãn dán chủ yếu bao gồm các trường thông tin như sau:

– Tên của hàng hóa (Bằng tiếng Anh);

– Tên của đơn vị nhập khẩu;

– Nguồn gốc hàng hóa Made in Vietnam

– Số thứ tự kiện hàng/ Tổng số kiện hàng

– Lưu ý về việc sắp xếp, vận chuyển hàng hóa (nếu có) như: đặt hàng theo chiều thẳng đứng, chống ẩm,…

– Có thể thêm một số thông tin khác như: Số hợp đồng, số hóa đơn,…

Thủ tục hải quan xuất khẩu gạo có một số yêu cầu đặc biệt như: phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu, tiến hành kiểm dịch thực vật, dán nhãn hàng hóa,… Doanh nghiệp cần nghiên cứu thật kỹ quy định của pháp luật để quá trình thông quan, xuất khẩu diễn ra thuận lợi. Tránh gặp phải những sai sót làm ảnh hưởng đến thời gian thông quan hàng hóa. Ngoài ra, quý doanh nghiệp cũng cần cập nhật thường xuyên các điều luật, thông tư liên quan đến xuất khẩu gạo mới nhất để chủ động xử lý hồ sơ, thủ tục hải quan.

Trên đây là toàn bộ những lưu ý quan trọng về thủ tục hải quan xuất khẩu mặt hàng gạo. Nếu còn bất kỳ thông tin nào cần tư vấn hoặc chưa rõ, quý doanh nghiệp hãy liên hệ trực tiếp Hotline để được đội ngũ chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhé!

Đánh giá page

TRỤ SỞ CHÍNH

LIÊN HỆ NHANH MÃ QR

Công Ty TNHH Thương Mại Và Vận Tải An Pha Trần

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0313384770 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Văn phòng chính: 45a Nguyễn Thượng Hiền, P.5, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Tel,Viber,Line,whatapps,Wechat: +84 919 030 822 (Mr Phú)
Email: phu@atl.vn
Phone Company: +84 28 3811 3811 / 3811 3979

VP Hải Phòng

VP Bình Dương

VP Hà Nội

VP Đà Nẵng

VP Miền Trung

Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Vận Tải Trong Nước Và Quốc Tế
Logo
Enable registration in settings - general