
Trong Xuất Nhập Khẩu, Vận đơn hay còn gọi lại Bill Of Lading viết tắt B/L là thuật ngữ thường dùng trong thương mai quốc tế nhằm xác định được thông tin vận chuyển đơn hàng. Cùng Alphatrans tìm hiểu ý nghịa của Vận đơn tại bài viết này nhé!
I. Các Thông Tin Liên Quan Đến Vận Đơn Bill Of Lading Trong Xuất Nhập Khẩu
1. Vận đơn Bill Of Lading là gì ?
Vận đơn là chứng từ vận tải do người chuyên chở (Carrier) hoặc người đại diện của họ (Agent) cấp phát cho người gửi hàng (Shipper) sau khi đã xếp hàng lên tài hoặc sau khi người chuyên chở đã nhận hàng để vận chuyển.
Hay nói cách khác, Vận đơn là một tài liệu chứng nhận việc hàng hóa đã được chuyển giao cho công ty vận chuyển để vận chuyển đến nơi đích
2. Chức năng và tác dụng của Vận Đơn Bill Of Lading
- Chứng Nhận Việc Giao Nhận Hàng Hóa: Vận đơn chứng nhận rằng hàng hóa đã được giao từ người gửi hàng (người xuất khẩu) đến công ty vận chuyển để chuyển đến địa chỉ của người nhận hàng (người nhập khẩu) hoặc nơi đích được chỉ định.
- Chứng Nhận Quyền Sở Hữu: Vận đơn chứng minh ai là chủ sở hữu hợp pháp của hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Đối với vận đơn chứa hàng (negotiable B/L), việc chuyển giao vận đơn cũng chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa.
- Chứng Nhận Điều Kiện Của Hàng Hóa: Vận đơn mô tả chi tiết về loại và điều kiện của hàng hóa, bao gồm mô tả, số lượng, trọng lượng, kích thước, và các thông tin liên quan.
- Chứng Nhận Thanh Toán và Giao Nhận: Thông qua vận đơn, các điều kiện thanh toán (như thanh toán trước hoặc thanh toán sau) và các điều kiện giao nhận (như nơi giao hàng và điều kiện giao nhận) được xác định.
- Chứng Nhận Cho Quyền Điều Chỉnh Hàng Hóa: Nếu có bất kỳ thay đổi hoặc điều chỉnh nào về hàng hóa trong quá trình vận chuyển, vận đơn có thể chứng minh những thay đổi này.
- Chứng Nhận Cho Việc Đòi Hỏi Bảo Hiểm: Thông qua vận đơn, người nhận hàng có thể chứng minh việc cần bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
- Chứng Nhận Cho Việc Xuất Nhập Khẩu: Vận đơn thường được yêu cầu trong quá trình xuất nhập khẩu để tuân thủ các quy định hải quan và giúp xác định giá trị của hàng hóa để tính thuế và các loại phí khác.
II. Vận Đơn Đường Hàng Không Air Waybill và Vận Đơn Đường Biển Bill of Lading Trong Xuất Nhập Khẩu
1. Vận đơn đường hàng không (Air Waybill – AWB)
Thuật ngữ này trong tiếng Anh là Air Waybill viết tắt là AWB. Vận đơn hàng không (Air Waybill) là chứng từ do (Carrier) Airline phát hành để xác nhận việc nhận lô hàng để vận chuyển bằng máy bay.
a) Chức năng của Vận đơn hàng Không
Vận đơn hàng không có 2 chức năng quan trọng như sau:
- Biên lai giao hàng cho người chuyên chở,
- Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.
AWB không phải là chứng từ sở hữu, do đó không thể chuyển nhượng được như vận đơn đường biển (loại theo lệnh). Trong trường hợp ngoại lệ, để thanh toán tín dụng thư LC, 2 bên mua bán sẽ phải thỏa thuận và phải làm thêm thủ tục cần thiết (chẳng hạn như: thư cam kết đảm bảo) nhờ ngân hàng chấp nhận “ký hậu” vào mặt sau AWB để lấy hàng.
Về mặt trình tự, sau khi người gửi hàng giao hàng cho hãng vận chuyển (carrier) và hoàn tất thủ tục xuất khẩu, thì sẽ được bên vận chuyển cấp vận đơn hàng không. Do thời gian vận chuyển bằng máy bay rất nhanh so với tàu biển, nên một bộ AWB sẽ được gửi kèm cùng hàng hóa để các bên có thể tham chiếu nhanh và giúp người nhận hàng làm sớm thủ tục nhập hàng tại nơi đích đến.
b) Tác dụng của vận đơn gốc AWB
Vận đơn gốc AWB sẽ được phát hành cùng lúc nhiều bản cho nhiều bên như người chuyên chở, người nhận hàng, người gửi hàng… Sau khi hàng đến đích, người nhận hàng hoặc đại lý của họ đến văn phòng người chuyên chở để nhận AWB cùng bộ chứng từ gửi kèm theo hàng hóa. Tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, người nhập khẩu cũng có thể nhận AWB và bộ chứng từ gốc qua đường chuyển phát nhanh trước khi hàng đến để làm thủ tục nhập khẩu.

c) Nội dung của Vận đơn hàng Không AWB
Vận đơn hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế IATA. Đối với bản gốc, AWB sẽ bao gồm hai mặt, nội dung giữa các bản gốc là giống nhau, chỉ có khác biệt duy nhất là về màu sắc và ghi chú ở phía dưới khác nhau. Đối với các bản phụ, AWB chỉ có mặt trước, mặt sau để trống.
- Nội dung mặt trước của AWB: Mặt trước của AWB sẽ bao gồm các ô để trống để người lập AWB điền các thông tin cần thiết. Theo mẫu tiêu chuẩn của IATA, mặt trước sẽ bao gồm các nội dung chính sau:
- Số vận đơn
- Tên và địa chỉ người phát hành
- Tên và địa chỉ gửi hàng và nhận hàng
- Sân bay xuất phát
- Tuyến đường
- Các thông tin về cước
- Các thông tin về hàng hóa
- Nội dung mặt sau của AWB:
- Quy định về trách nhiệm của người chuyên chở
- Các điều khoản có liên quan đến vận chuyển
Các quy định này dựa theo các Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
d) Một số thuật ngữ trên AWB
Airline code number | Ký hiệu 3 số của hãng vận chuyển |
Serial number | Dãy số AWB, gồm 8 chữ số trong đó số cuối cùng là số kiểm tra (check digit) |
Shipper’s Name and Address | Tên và địa chỉ người gửi hàng |
Consignee’s Name and Address | Tên và địa chỉ người nhận hàng |
Consignee’s account number | Số tài khoản người gửi hàng |
Agent’s IATA code | Số hiệu IATA của đại lý phát hành bill |
Air of departure | Sân bay khởi hành |
To/by | Địa điểm hạ cánh/Nhà vận tải |
Currency | Đồng tiền để tính cước |
Charges codes | Loại cước phí vận chuyển do hãng hàng không quy định Các ký hiệu ở mục này bao gồm: PP: All Charges Prepaid Cash PX: All Charges Prepaid Credit PZ: All Charges Prepaid by Credit Card PG: All Charges Prepaid by GBL CP: Destination Collect Cash CX: Destination Collect Credit (cước trả sau bằng chuyển khoản tại cảng đích) CM: Destination Collect by MCO (MCO – Miscellaneous Charges Order) NC: No Charge NT: No Weight Charge – Other Charges Collect NZ: No Weight Charge – Other Charges Prepaid by Credit Card NG: No Weight Charge – Other Charges Prepaid by GBL NP: No Weight Charge – Other Charges Prepaid Cash NX: No Weight Charge – Other Charges Prepaid Credit CA: Partial Collect Credit – Partial Prepaid Cash CB: Partial Collect Credit – Partial Prepaid Credit CE: Partial Collect Credit Card – Partial Prepaid Cash CH: Partial Collect Credit Card – Partial Prepaid Credit PC: Partial Prepaid Cash – Partial Collect CashPD: Partial Prepaid Credit – Partial Collect Cash PE: Partial Prepaid Credit Card – Partial Collect Cash PH: Partial Prepaid Credit Card – Partial Collect Credit PF: Partial Prepaid Credit Card – Partial Collect Credit Card |
WT/VAL (Weight/ Valuation charges) | Cước tính theo trọng lượng / theo giá trị PPD (Prepaid): trả trước COLL (Collect): trả sau |
Declared value for carriage | Giá trị hàng khai báo vận chuyển (dùng để xác định giá trị hàng hóa làm căn cứ bảo hiểm nếu có), nếu không có khai báo giá trị hàng thì điền từ NVD hoặc N.V.D |
Declared value for customs | Giá trị khai báo hải quan (dùng làm căn cứ khai quan), nếu không muốn khai báo vào ô này thì để NVD, hoặc để AS PER INVOICE |
Handling information | Thông báo, ghi chú, trong quá trình làm hàng |
No.of pieces RCP | Số hiệu của nhóm hàng (mỗi nhóm hàng nguy hiểm, hàng thường, hàng lỏng sẽ được ghi trên ô này) về nhóm hàng để biết chi tiết thì nghiên cứu ở quy tắc TACT (TACT rules) do IATA cấp 2 năm một lần |
Gross weight | Trọng lượng thực tế được cân lên |
Chargeable weight | Trọng lượng quy đổi |
Rate/charge | Đơn giá cước |
Prepaid | Tổng cước trả trước |
Collect | Tổng cước trả sau |
Other charges | Các phụ phí phát sinh trong quan trình làm hàng |
Executed on (data) | Ngày hàng lên máy bay |
at (place) | Nơi phát hành AWB |
Signature of Issuing Carrier or its Agent | Hãng vận chuyển hoặc đại lý người phát hành AWB |
e) Phân biệt Master Air Waybill và House Air Waybill Trong vận đơn hàng không
Thực tế thì cả Master Air Waybill (MAWB) và House Air Waybill (HAWB) đều là vận đơn hàng không, nhưng được cấp bởi 2 chủ thể khác nhau:
- HAWB là vận đơn nhà) do người giao nhận cấp
- MAWB là vận đơn chủ, do hãng hàng không cấp
Nói cách khác, khi chủ hàng lưu chỗ (book) với công ty giao nhận hàng không, bên giao nhận sẽ cấp HAWB. Tới lượt mình, người giao nhận book lại chỗ với hãng hàng không cho lô hàng đó, thì sẽ được hãng cấp MAWB.
2. Vận đơn đường biển? (Bill of Lading?)
Vận đơn đường biển (viết tắt là B/L – Bill of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận.
Là chứng từ rất quan trọng, về nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Nó như là một bằng chứng về giao dịch hàng hóa, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở.
Chức năng, vai trò của vận đơn đường biển chi tiết xem tại: https://vantaianpha.vn/original-bill-of-lading-trong-xuat-nhap-khau/
Bạn xem mẫu vận đơn đường biển của hãng tàu EMC trong hình dưới đây.

Với những người làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu, thì trong khi đọc vận đơn đường biển, cần lưu ý những nội dung quan trọng sẽ phải nhập vào tờ khai. Bạn nên đối chiếu số liệu với những chứng từ khác như: Packing List, Commercial Invoice,… Những nội dung cần để ý bao gồm:
- Số và ngày vận đơn
- Tên cảng xếp, dỡ hàng
- Số container, số seal
- Số lượng và loại kiện
- Trọng lượng toàn bộ (G.W)
Còn với hàng xuất, bạn cũng cần kiểm tra B/L kỹ lưỡng từ bản nháp (draft), để có thể phát hiện sai sót. Nếu phải sửa chữa nội dung B/L thì cần làm sớm, tránh phát sinh phí sửa Bill mà hãng tàu có thể áp dụng.
III. Các Loại Vận Đơn Khác Trong Xuất Nhập Khẩu
Ngoài cách phân loại như trên, tùy theo mục đích cụ thể, người ta có thể chia vận đơn thành một số loại khác như sau:
1. Phân loại vận đơn theo chủ thể nhận hàng
- Vận đơn đích danh (Straight bills of lading): Là loại ghi rõ tên, địa chỉ (và các thông tin khác như: số điện thoại, fax, email…) của người nhận hàng; chỉ người này mới có quyền nhận hàng (khi xuất trình vận đơn hợp lệ)
- Vận đơn theo lệnh (Order bills of lading): Đây là loại phổ biến nhất trong thương mại và vận tải quốc tế, mà theo đó người vận tải sẽ giao hàng theo lệnh của người gửi hàng, hoặc của người được ghi trên vận đơn.
- Vận đơn vô danh (Bearer bills of lading): Cho phép giao hàng cho người xuất trình vận đơn. Có thể coi đây là một dạng vận đơn theo lệnh nhưng trên đó không ghi theo lệnh của ai. Theo một cách khác, vận đơn theo lệnh có thể chuyển thành vận đơn vô danh bằng cách ký hậu vào mặt sau nhưng không ghi rõ giao hàng theo lệnh của ai (blank indorsement).
2. Phân loại theo tình trạng vận đơn
- Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L), còn gọi là vận đơn sạch: không có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì.
- Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L), còn gọi là vận đơn bẩn: có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì, chẳng hạn như: bao bị rách, hàng có dấu hiệu bị ẩm…
3. Phân loại theo tình trạng nhận hàng
- Vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L): được cấp sau khi hàng hóa đã xếp lên tàu.
- Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L): được cấp trước khi hàng hóa được xếp xuống tàu. Trên vận đơn này, do đó, không có tên tàu và ngày xếp hàng xuống tàu. Vận đơn này có thể được chuyển đổi thành “vận đơn đã xếp hàng lên tàu” bằng cách bổ sung xác nhận tên tàu và ngày xếp hàng thực tế lên
4. Phân loại theo chủ thể cấp vận đơn
- Vận đơn nhà (House Bill of Lading – HBL): do công ty giao nhận vận tải phát hành. Người gửi hàng và nhận hàng thường là chủ hàng (công ty xuất nhập khẩu).
- Vận đơn chủ (Master Bill of Lading – MBL): do hãng tàu phát hành. Người gửi hàng và người nhận hàng có thể là chủ hàng hay công ty giao nhận (hoặc đại lý).
5. Phân loại theo việc xuất trình vận đơn
- Vận đơn giao hàng bằng điện (Telex Release B/L): người nhận hàng không cần xuất trình vận đơn gốc, vì đã có điện giao hàng.
- Vận đơn gốc (Original B/L): người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc mới được lấy lệnh giao hàng (D/O).
- Vận đơn đã được xuất trình (Surrendered B/L): vận đơn đã được xuất trình cho hãng tàu, hoặc đại diện hãng tàu ở đâu đó, thường là tại cảng xếp hàng (sau khi phát hành). Tương tự như Telex Release B/L phía trên, người nhận hàng chỉ cần làm thủ tục thanh toán các phí Local charges đầu cảng dỡ là có thể lấy D/O, mà không cần nộp Bill gốc.
6. Một số loại vận đơn khác
- Seaway bill: đây thực chất chỉ là Giấy gửi hàng, không có chức năng chứng từ sở hữu như B/L.
- Switch Bill of Lading: Là loại vận đơn 3 bên, có liên quan đến mua bán sang tay giữa 3 bên, trong đó người mua và người bán cuối cùng thực sự sẽ không biếtnhau, mà thông qua 1 bên trung gian ở giữa.
- Combined Bill of Lading – Vận đơn liên hợp: là loại vận đơn sử dụng trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển từ điểm khởi hành đến điểm đích bằng hai hay nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau, trong đó thường có 1 chặng tàu biển, chẳng hạn như tàu biển + xe tải. Loại này tương tự như Vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal B/L hay Intermodal B/L).
Như vậy, Alphatrans đã tổng hợp các thông tin về Vận đơn là gì? Các loại Vận đơn trong xuất nhập khẩu . Hy vọng sẽ giúp ích trong việc tìm hiểu thông tin của bạn đọc.