Dịch vụ khai hải quan nhập khẩu thiết bị nâng hạ

Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu thiết bị nâng hạ

80/ 100

Thủ tục nhập khẩu thiết bị nâng hạ là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Nguyên nhân là bởi những sản phẩm này Việt Nam hiện chưa thể tự sản xuất trong nước. Để biết chi tiết về căn cứ pháp lý, trình tự tiến hành và một số lưu ý đặc biệt khi làm thủ tục nhập khẩu, mời quý doanh nghiệp theo dõi bài viết sau đây.

I. Cơ sở pháp luật về thủ tục nhập khẩu thiết bị nâng hạ

Thiết bị nâng hạ được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực từ xây dựng công trình, vận chuyển hàng hóa, đánh bắt thủy sản, cho đến y tế, khai thác khoáng sản. Những sản phẩm này hiện đều được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam. Cơ sở pháp luật về nhập khẩu thiết bị nâng hạ cụ thể như sau:

  • Luật Hải quan 2014;
  • Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ;
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ;
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ;
  • Thông tư số 01/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính;
  • Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính;
  • Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN của Bộ Khoa học công nghệ.

II. Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu thiết bị nâng hạ

Căn cứ vào danh mục pháp luật hiện hành nêu trên, thiết bị nâng hạ là hàng hóa không thuộc danh mục cấm nhập khẩu. Tuy nhiên doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan thì cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Đối với thiết bị nâng hạ là hàng đã qua sử dụng, lưu ý là tuổi của sản phẩm không được quá 10 năm;
  • Cần chú ý dán nhãn hàng hóa đối với sản phẩm theo đúng quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ;
  • Khi nhập khẩu thiết bị nâng hạ cần làm kiểm tra chất lượng mới đủ điều kiện để làm thủ tục hải quan nhập khẩu.
  • Cần xác định đúng HS code thiết bị nâng hạ để tính và nộp thuế cho chính xác.
  • Nên chuẩn bị trước bộ hồ sơ hải quan (bao gồm các chứng từ gốc) để tránh tình trạng hàng bị lưu bãi do vướng mắc ở quy trình nào đó.

Xem thêm: Dịch vụ khai báo hải quan Alphatrans

III. Mã HS của thiết bị nâng hạ

Mã HS là tên viết tắt của từ “Harmonized System code”. Đây là mã số được quy định chung cho tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn thế giới. Mỗi quốc gia sẽ có số đuôi khác nhau, còn 6 số đầu của dãy HS code sẽ là như nhau.

Việc xác định mã HS của thiết bị nâng hạ giúp cho doanh nghiệp xác định chính xác: thuế nhập khẩu, thuế Giá trị gia tăng VAT, chính sách nhập khẩu. Để tìm được chính xác mã HS đối với hàng hóa thì cần dựa vào công suất, chất liệu cũng như nguyên lý hoạt động.

Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng khi áp sai HS code đối với thiết bị nâng hạ, doanh nghiệp có thể phải chịu những rủi ro như sau:

  • Thủ tục hải quan bị trì hoãn;
  • Chịu xử phạt theo quy định tại Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ;
  • Hàng hóa không thể giao hàng đúng theo dự kiến bởi lực lượng Hải quan sẽ yêu cầu kiểm tra, làm rõ thông tin về hàng hóa;
  • Đối với mặt hàng có phát sinh thuế nhập khẩu thì mức phạt đối với doanh nghiệp có thể từ 2 triệu đồng đến gấp 3 lần số tiền thuế.

Xem thêm: Dịch vụ nâng hạ, di dời kho xưởng, nhà máy tại TPHCM

Hotline Tư Vấn: 0919 060 101 (Mr.Phú)

IV. Thủ tục nhập khẩu thiết bị nâng hạ mới nhất

Thủ tục nhập khẩu thiết bị nâng hạ sẽ có sự khác nhau đối với từng mặt hàng cụ thể. Tuy nhiên về cơ bản sẽ là 04 bước như sau:

1. Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan

Một bộ  hồ sơ hải quan hoàn chỉnh để nhập khẩu thiết bị nâng hạ bao gồm:

  • Hợp đồng ngoại thương;
  • Hóa đơn;
  • Vận đơn giao hàng;
  • Danh sách đóng gói;
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thiết bị nâng hạ;
  • Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hoá C/O (nếu có);
  • Catalog của sản phẩm (nếu có);
  • Một số giấy tờ khác có liên quan.

Xem thêm: Dịch vụ nâng hạ tại Alphatrans

2. Mở tờ khai hải quan

Doanh nghiệp tiến hành khai thông tin vào tờ khai hải quan trên hệ thống hải quan trực tuyến. Trong quá trình điền thông tin cần chú ý làm cẩn thận, kiểm tra kỹ càng để đảm bảo độ chính xác cao trước khi truyền tờ khai đi.

Sau khi tiếp nhận tờ khai hợp lệ, hệ thống sẽ tự động trả về kết quả phân luồng hàng hóa. Doanh nghiệp dựa vào kết quả phân luồng mà lực lượng hải quan sẽ có hướng dẫn cụ thể để làm thủ tục nhập khẩu.

3. Thông quan, thanh lý tờ khai

Quá trình thông quan được thực hiện trực tiếp tại cửa khẩu. Cán bộ hải quan có thể yêu cầu kiểm tra nếu cần thiết. Sau khi tất cả thủ tục được thực hiện và không có vấn đề phát sinh, doanh nghiệp có thể nộp thuế nhập khẩu để thanh lý tờ khai.

4. Mang thiết bị về kho và sử dụng

Sau khi thanh lý tờ khai, doanh nghiệp sẽ tiến hành làm thêm một số thủ tục nữa để có thể mang thiết bị về kho. Một số trường hợp đặc biệt, tờ khai sẽ được thanh lý để doanh nghiệp chuyển hàng về kho trước; sau khi có kết quả kiểm tra chất lượng thì cần bổ sung để hoàn thiện hồ sơ thông quan.

Lưu ý: Cần chuẩn bị trước lệnh giao hàng, phiếu lấy hàng và phương tiện lấy hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp mau chóng lấy được thiết bị nâng hạ về sau khi đã hoàn tất việc thông quan.

Alphatrans chuyên làm thủ tục để mang thiết bị về kho
Alphatrans chuyên làm thủ tục để mang thiết bị về kho

Thủ tục nhập khẩu thiết bị nâng hạ là một trình tự được thực hiện bởi doanh nghiệp và cơ quan chức năng. Những hoạt động cụ thể được quy định chi tiết tại hệ thống văn bản pháp luật hiện hành. Quý doanh nghiệp trước khi nhập khẩu thiết bị nâng hạ về Việt Nam cần nghiên cứu thật kỹ để quá trình làm thủ tục diễn ra suôn sẻ và tránh được rủi ro pháp lý không đáng có.

Đánh giá page

TRỤ SỞ CHÍNH

LIÊN HỆ NHANH MÃ QR

Công Ty TNHH Thương Mại Và Vận Tải An Pha Trần

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0313384770 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Văn phòng chính: 45a Nguyễn Thượng Hiền, P.5, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Tel,Viber,Line,whatapps,Wechat: +84 919 030 822 (Mr Phú)
Email: phu@atl.vn
Phone Company: +84 28 3811 3811 / 3811 3979

VP Hải Phòng

VP Bình Dương

VP Hà Nội

VP Đà Nẵng

VP Miền Trung

Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Vận Tải Trong Nước Và Quốc Tế
Logo
Enable registration in settings - general