
Đối với người trong nghành xuất nhập khẩu, thông thường việc xin chứng nhận xuất xứ hàng hoá C/O chủ yếu là thực hiện theo hợp đồng với người nhập khẩu, vai trò giảm thuế khá ít, nhiều khi lại thêm việc làm thủ tục. Tuy nhiên, đối với một số ngành hàng khi xuất khẩu sang châu Âu theo hiệp định EVFTA thì C/O lại là một công cụ hữu hiệu giảm thuế xuất khẩu.
>>Xem Thêm: Dịch Vụ Khai Báo Hải Quan Trọn Gói
I. Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hoá C/O Là gì? Vai Trò Của C/O Trong Xuất Nhập Khẩu
- C/O (viết tắt của certificate of original) là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa được cấp bởi một quốc gia (nước xuất khẩu) nhằm xác nhận mặt hàng đó là do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu theo quy định về xuất xứ.
- CO tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia khác (nước nhập khẩu) về mặt thuế quan.
- C/O có vai trò rất quan trọng đối với người nhập khẩu, do được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Phần này có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, khiến số tiền thuế giảm được có thể là khá lớn. Ví dụ như với mặt hàng gạo tấm từ Ấn Độ về, khi có C/O form AI, mức thuế nhập khẩu từ 40% giảm về chỉ 10%.
Ví dụ như mặt hàng tôm mã HS1605219005, khi có C/O form EUR.1 sẽ được giảm thuế xuất khẩu từ 22.5% xuống 18.5% (năm 2022)

II. Các Loại Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hoá (Form C/O) Hiện Nay ?
Hiện nay có rất nhiều form CO khác nhau tùy thuộc vào nước, mặt hàng mà doanh nghiệp muốn xuất khẩu, nhưng có những loại phổ biến sau:
- CO form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
- CO form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi
- CO form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.
- CO form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưỡng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1).
- CO form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào.
- CO form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc (ASEAN + 2).
- CO form AJ: hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưỡng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Nhật Bản (ASEAN + 3).
- CO form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSPT.
- CO form EUR.1 hàng xuất khẩu sang EUROPE, được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)

III. Quy Trình Làm Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hoá C/O của cty Alphatrans ?
Nhìn chung quy trình này gồm 4 bước, trong đó Alphatrans sẽ đảm nhận
Bước 1: Nhận thông tin làm Chứng nhận xuất xứ hàng hoá C/O
- Alphatrans nhận thông tin lô hàng do khách hàng và bộ phận Customer Service cung cấp qua email, fax, chuyển phát nhanh …
Bước 2: Đăng ký hồ sơ thương nhân, tạo tài khoản Ecosys để xin cấp C/O (cho KH lần đầu xin C/O)
Phía khách hàng cần chuẩn bị:
- Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thương nhân hoặc người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của thương nhân.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có dấu sao y bản chính của thương nhân).
- Danh Mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Phía Alphatrans tiến hành tạo tài khoản xin cấp C/O:
- Đăng ký điện tử trên website. Bộ công thương: www.ecosys.gov.vn
VCCI: http://comis.covcci.com.vn/ (nếu xin C/O tại VCCI)
Bước 3: Chuẩn bị chứng từ xin C/O
Sau khi khách hàng đã hoàn tất thủ tục Hải quan, Alphatrans sẽ kiểm tra bộ chứng từ và chuẩn bị bộ hồ sơ để xin C/O:
- Xác định các tiêu chí xuất xứ của sản phẩm để yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ cho chính xác.
- Lập giải trình tiêu chí xuất xứ, khai báo C/O online trên website www.ecosys.gov.vn hoặc http://comis.covcci.com.vn/ , sau khi khai báo xong thì gửi chứng từ cho khách và yêu cầu khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ xin C/O.
- Nhận bộ hồ sơ xin C/O từ phía khách hàng.
Bước 4: Đi xin C/O từ bộ Công Thương hoặc VCCI
- Alphatrans nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Công Thương hoặc VCCI để xin cấp C/O cho khách hàng
- Nếu hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương hoặc VCCI sẽ giữ lại bản Duplicate của C/O và trả lại bản Original, Triplicate. Hai bản này sẽ được gửi về cho khách hàng theo yêu cầu.
>>Xem thêm: Phí Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hoá (C/O)
IV. Hồ Sơ Xin Chứng nhận Xuất Xứ Hàng Hoá (C/O) Sẽ Bao Gồm Gì?
- Bảng giải trình tiêu chí xuất xứ
- Đơn xin cấp C/O
- Bộ C/O đã in đầy đủ thông tin (3 liên Orginal, Duplicate, Triplicate)
- Bộ chứng từ xuất khẩu: Contract, Invoice, Packing List, Bill of Lading
- Tờ khai xuất khẩu
- Hóa đơn mua nhập nguyên vật liệu đầu vào
- Tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào
- Bảng mô tả quy trình sản phẩm
- Các chứng từ khác theo quy định (nếu có)
Trên đây là những thông tin cơ bản về C/O trong xuất nhập khẩu. Alphatrans mong rằng qua bài viết này quý bạn đọc có thể có thêm cái nhìn tổng quát về C/O.