Dịch vụ nhập khẩu hàng thực phẩm bổ sung
Xã hội hiện đại, mối quan tâm giờ đây không chỉ gói gọn trong “ăn ngon, mặc đẹp” nữa mà là “sống khỏe, sống đẹp, sống an toàn”. Vì lẽ đó, những năm gần đây nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung năng lượng và dưỡng chất, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho cơ thể được quan tâm đáng kể.
Tại Việt Nam, năm 2000 chỉ có khoảng 60 loại thực phẩm bổ sung của 15 cơ sở nhập khẩu và phân phối, thì hiện tại đã có hơn 3.600 doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh với gần 7.000 loại sản phẩm khác nhau.
Người tiêu dùng Việt Nam đang bổ sung thêm vitamin, thực phẩm bổ sung vào chế độ ăn uống và hiểu rõ về những lợi ích cho sức khỏe mà vitamin và thực phẩm bổ sung mang lại.

Thực phẩm bổ sung là gì?
Thực phẩm bổ sung hay còn được gọi là chế phẩm bổ sung là một loại sản phẩm hổ trợ cho chế độ ăn uống, trong đó có chứa những thành phần có lợi cho sức khoẻ như: protein, vitamin, acid amin,… nhằm hỗ trợ cải thiện sức khỏe, tăng cường cơ bắp, tăng cân và rất nhiều lợi ích khác.
Thực phẩm bổ sung không phải là thuốc và không có chức năng thay thế thuốc chữa bệnh. Thực phẩm bổ sung cũng được khuyến cáo là không nên dùng để thay thế bữa ăn chính hoặc thay hoàn toàn cho nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên.
Lợi ích của thực phẩm bổ sung.
- Ngăn ngừa việc thiếu hụt dinh dưỡng.
- Cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tật.
- Hổ trợ giảm cân.
- Giúp tăng cường sức mạnh, sức đề kháng cho cơ thể.
- Có thể thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em.
Những quy định khi nhập khẩu thực phẩm bổ sung.
Những quy định khi nhập khẩu thực phẩm bổ sung:
- Luật An toàn thực phẩm 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018
- Công văn 5446/TCHQ-GSQL ngày 19/09/2018.
Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP, với nhóm thực phẩm, doanh nghiệp bắt buộc phải làm thủ tục tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi đem bán ra thị trường.
Bước 1: Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, doanh nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ đến cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia phân hệ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương (nếu đã áp dụng);
Bước 2: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu;
Bước 3: Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.
Thành phần hồ sơ đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ;
- Bản tự công bố sản phẩm theo quy định. (Bản sao)
- Tờ khai hải quan nhập khẩu.
- Hoá đơn thương mại (invoice) (Bản sao)
- Danh mục hàng hóa (Packing list) (Bản sao)
- Bill of lading – vận đơn đường biển hoặc Air waybill – vận đơn hàng không (bản sao y)
Trong trường hợp sản phẩm quy định tại Điều 14 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính), trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biến bán trực tiếp.
Xem thêm: Dịch vụ khai báo hải quan trọn gói
Quy trình làm tự công bố cho sản phẩm thực phẩm bổ sung
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố sản phẩm:
- Doanh nghiệp chuẩn bị các thông tin về sản phẩm cần làm công bố. Những thông tin cần chú ý: nhãn sản phẩm, hạn sử dụng, các thông tin cảnh báo, quy cách đóng gói sản phẩm,…
- Doanh nghiệp lập ác chỉ tiêu công bố cho sản phẩm.
- Doanh nghiệp làm nhãn hàng hoá dự kiến sử dụng khi bán ra thị trường, dịch nhãn gốc hàng hoá.
Bước 2: Thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm cần làm tự công bố.
- Doanh nghiệp thực hiện mang mẫu sản phẩm cần làm tự công bố đến các trung tâm kiểm nghiệm để thực hiện việc kiểm nghiệm sản phẩm. Đối với từng loại sản phẩm có từng tiêu chí riêng để thực hiện.
- Sau khi trung tâm kiểm kiểm nghiệm ra kết quả kiểm nghiệm của sản phẩm, doanh nghiệp thực hiện việc xây dựng hồ sơ công bố để nộp hồ sơ công bố sản phẩm.
Bước 3: Nộp hồ sơ tự công bố.
- Hồ sơ tự công bố:
- Bản tự công bố sản phẩm.
- Nhãn sản phẩm.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm hoặc giấy chứng nhận có giá trị tương đương.
- Phiếu kết quả kiệm nghiệm sản phẩm có thời hạn trong 12 tháng đến ngày nộp hồ sơ.
- Nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm:
- Doanh nghiệp thực hiện việc tự công bố sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc niêm yết tại trụ sở của doanh nghiệp.
- Đồng thời công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
Các lưu ý khi thực hiện tự công bố sản phẩm
- Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.
- Trường hợp doanh nghiệp có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất, kinh doanh trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn.
- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.
- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Năng lực và dịch vụ của ALPHATRANS
- Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chúng tôi có bề giày kinh nghiệm để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng
- Đội ngũ nhân viên hùng hậu, nhiều kinh nghiệm, am hiểu chính sách mặt hàng sẽ tư vấn rõ ràng nhất đến khách hàng trong mọi công việc liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu
- Chúng tôi có 6 chi nhánh văn phòng trên cả nước, đội ngũ nhân viên hùng hậu (>200 nhân viên), có nghiệp vụ và nhiệt huyết tuổi trẻ chúng tôi luôn nhiệt tình tư vấn về chính sách, HS code, thủ tục nhập khẩu,… một cách chính xác và rõ ràng nhất đến khách hàng.
- Chúng tôi có mối quan hệ tốt với hải quan tại các cảng, sân bay nên sẽ xử lý nhanh để khách hàng có thể nhận hàng nhanh nhất.
- Chi phí dịch vụ hải quan và vận chuyển của ALPHATRANS thấp hơn 30% so với thị trường.