Ngày nay, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng gia tăng. Đặc biệt, Việt Nam đang trong đà phát triển, chính vì lẽ đó, yêu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc để sản xuất, các sản phẩm có hàm lượng kĩ thuật cao là điều không thể thiếu.
Để kiểm soát các hàng hóa nhập vào Việt Nam một cách ồ ạt, thiếu chọn lọc, nhà nước ta đã đề ra rất nhiều chế tài, quy định đối với từng mặt hàng.Và đương nhiên, để có thể nhập khẩu được hàng hóa, các doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện các bước làm thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu như sau:
Thủ Tục Hải Quan Hàng Hoá Nhập Khẩu Là Gì?
Thủ tục hải quan hàng hoá nhập khẩu là những thủ tục cần thiết, bắt buộc để hàng hóa và phương thức vận tải được nhập khẩu vào một quốc gia, theo đó cơ quan hải quan của một nước thực hiện các công việc cần thiết theo quy định của pháp luật nước mình để kiểm soát hàng hoá nhập khẩu vào lãnh thổ của nước mình.
Mục Đích Doanh Nghiệp Làm Thủ Tục Hải Quan Hàng Hoá Nhập Khẩu
Nhìn chung, thủ tục hải quan xuất hay nhập đều nhằm 2 mục đích cơ bản:
- Để nhà nước tính và thu thuế: Khác với hàng xuất, thuế nhập khẩu đặc biệt được quan tâm. Có rất nhiều mức thuế nhập khẩu, mức thuế ưu đãi từ các hiệp định khác nhau. Và sự khác biệt chỉ một chút về hàng hóa cũng có thể dẫn tới thay đổi về mã HS và mức thuế nhập khẩu áp dụng.
- Mặt khác, trị giá hàng hóa cũng được kiểm tra nghiệm ngặt hơn nhiều so với hàng xuất, để đảm bảo tính đúng đắn, chân thực của loại hàng hóa, giá trị tính thuế.
Chính vì lẽ đó, hiện nay các doanh nghiệp rất quan tâm việc xác định mã HS, tính thuế sao cho đúng quy định pháp luật và vẫn đạt được mức thuế có lợi nhất.
- Để quản lý hàng hóa nhập khẩu: Đảm bảo hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam không thuộc danh mục hàng hóa cấm (ma túy, thuốc phiện, vũ khí….), ngoài ra, Việt Nam cũng đề ra hạn chế, thuế cao với rất nhiều mặt hàng để đảm bảo an ninh quốc gia cũng như bảo vệ nền kinh tế nước nhà. Quản lý số lượng, loại hình, giá trị hàng nhập khẩu sẽ là cách để nhà nước điều hành, cân đối nền kinh tế đi theo đúng định hướng.
>>Xem thêm: Tại Sao Phải Khai Hải Quan Khi Xuất Nhập Khẩu Hàng Hoá?
Vậy nếu làm thủ tục nhập khẩu tại Alphatrans có lợi ích gì không?
- Thứ nhất: Tại Alphatrans, khách hàng sẽ được tư vấn miễn phí về mã HS, thủ tục hải quan, giấy tờ, chứng nhận và các kiểm tra chuyên ngành nếu có cho sản phẩm Trong quá trình đó, Alphatrans sẽ phối hợp với doanh nghiệp để đưa ra mã HS chuẩn xác nhất, mức thuế, và các điều kiện để được hưởng ưu đãi.
- Thứ hai: Chi phí hợp lý, nghiệp vụ đảm bảo
- Thứ ba: Cung cấp thêm nhiều dịch vụ đi kèm như trucking nội địa, cước vận tải quốc tế, xin giấy phép nhập khẩu, kiểm tra chuyên ngành…
Các Bước Làm Thủ Tục Hải Quan Hàng Hoá Nhập Khẩu
Bước 1: Rà soát về thông tin hàng nhập
Cũng như hàng xuất khẩu, để nhập khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp cần kiểm tra rõ ràng loại hình hàng hóa, mã HS, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)… xem có thuộc danh mục hàng hóa cấm, hạn chế, hoặc yêu cầu kiểm tra chuyên ngành. Từ đó có những thông tin cơ bản về các thủ tục sẽ cần thực hiện.
Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ
Doanh nghiệp nhập khẩu cần chuẩn bị bộ chứng từ hàng hóa bao gồm:
- Bill of lading (Vận đơn)
- Hợp đồng ngoại thương
- Invoice
- Packing list
- Chứng nhận xuất xứ hàng hoá C/O (nếu có)
- Các giấy tờ liên quan khác: ví dụ tài liệu kĩ thuật, catalog, chứng nhận chất lượng, MSDS…
Lưu ý: Trong trường hợp hàng cần kiểm tra chuyên ngành, cần đăng kí kiểm tra chuyên ngành trước hoặc khi hàng về tới cảng.
Bước 3: Thủ tục Khai báo hải quan hàng nhập khẩu và lấy kết quả phân luồng
Doanh nghiệp tiến hành khai thông tin trên hệ thống Vnaccs, sau khi khai xong tờ khai, truyền tờ khai đi sẽ được trả về kết quả phân luồng:
- Luồng xanh: nếu kết quả phân luồng là xanh, doanh nghiệp có thể tiến hành đóng thuế (nếu có), in tờ khai và lấy lệnh giao hàng từ hãng và tiến hành giải phóng hàng.
- Luồng vàng: Yêu cầu kiểm tra chứng từ của lô hàng. Với trường hợp này, doanh nghiệp sẽ tiến hành đính kèm tài liệu lên hệ tờ khai thông qua hệ thống Vnaccs. Hoặc trong một số trường hợp cần nộp bản gốc cho hải quan chi cục thông quan. Sau khi cán bộ hải quan xem xét bộ hồ sơ, nếu đáp ứng yêu cầu, sẽ làm tương tự như luồng xanh
- Luồng đỏ: Tại trường hợp này, hàng hóa bắt buộc cần kiểm hóa. Cán bộ hải quan xem xét lại toàn bộ chứng từ, hồ sơ của lô hàng, sau đó tiếp nhận và phối hợp kiểm hóa với doanh nghiệp. Tại đây, doanh nghiệp cần mang theo kết quả phân luồng, lệnh lấy hàng để rút hàng khỏi bãi. Sau khi kiểm tra xong, hàng hóa đạt yêu cầu, sẽ được chấp thuận thông quan của chi cục hải quan và khu vực giám sát.
Trong bất cứ trường hợp nào phía trên, đều đòi hỏi doanh nghiệp cần có người chịu trách nhiệm thanh lý tờ khai (đi nộp tờ khai cho chi cục nhập), tiến hành lấy lệnh, lấy hàng, thậm chí giám sát, đồng kiểm cùng với phía Hải Quan. Chính vì những yêu cầu nghiệp vụ đó, nên để tiết kiệ chi phí, thời gian và nhân lực, các doanh nghiệp thường sử dụng dịch vụ khai báo hải quan từ các bên logistics.
Bước 4: Nộp thuế, hoàn tất thủ tục hải quan hàng hoá nhập khẩu và đưa hàng về kho
Khi đã có kết quả phân luồng, doanh nghiệp tiến hành các yêu cầu ở bước 3, đồng thời nộp thuế VAT, thuế nhập khẩu (nếu có). Sau khi hoàn tất, lô hàng có thể được vận chuyển đưa về điểm nhận.
Thời Gian Chi Phí Làm Thủ Tục Hải Quan Hàng Hoá Nhập Khẩu
- Theo quy định pháp luật, đối với hàng hóa nhập khẩu, tờ khai hải quan cần nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu và có giá trị làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.
- Thời gian để thực hoàn tất thủ tục của 1 doanh nghiệp thường khá đa dạng, từ 1 ngày thậm chí dài tới cả tháng, tùy vào thủ tục với từng mặt hàng cũng như tình trạng thực tế lô hàng. Tuy nhiên, thời gian để khai báo hải quan xong trong các doanh nghiệp logistics sẽ hoàn tất trong 1 -2 ngày.
- Về chi phí, chi phí khai báo như ở tại Alphatrans trung bình từ 800.000 vnđ – 1.000.000 trên một tờ khai. Ngoài ra, người nhập khẩu có thể sẽ mất các chi phí liên quan thủ tục hải quan nhập khẩu như: phí đăng ký kiểm tra chuyên ngành, phí làm các kiểm tra chuyên ngành, xin chứng nhận, công bố cho sản phẩm, làm đăng kiểm, hợp quy….tùy vào từng loại sản phẩm và mục đích nhập khẩu.
Các Dịch Vụ Liên Quan Tới Thủ Tục Hải Quan Hàng Hoá Nhập Khẩu
- Xin giấy phép nhập khẩu máy móc thiết bị, thiết bị y tế, thiết bị chuyên ngành, hóa chất….
- Xin giấy phép nhập khẩu máy móc qua sử dụng, máy móc trên 10 năm
- Xin kiểm tra chất lượng, kiểm tra chuyên ngành
- Xin chứng nhận xuất xứ hàng hóa: C/O , C/O form A, Form B, Form D, Form E, Form AK, Form AJ…
- Dịch vụ xin giấy phép công bố mỹ phẩm
- Dịch vụ xin công bố thực phẩm – Thịt, cá, hải sản, đường, bánh kẹo, các sản phẩm từ rau củ quả, ….
- Dịch vụ xin giấy phép thủ tục hải quan hàng hoá nhập khẩu hóa chất
- Dịch vụ xin giấy phép thủ tục hải quan hàng hoá nhập khẩu giấy phép nhập khẩu thiết bị chuyên dụng
- Dịch vụ xin giấy phép thủ tục hải quan hàng hoá nhập khẩu giấy phép nhập khẩu giống và vật nuôi
- Dịch vụ tháo dỡ, tháo kiện, nâng hạ, đưa máy móc, thiết bị nặng vào vị trí theo yêu cầu