
CÁCH TÍNH THUẾ CỦA TỜ KHAI HẢI QUAN VÀ MỘT SỐ CÁCH NỘP THUẾ CHO TỜ KHAI.
Khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có), thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và các loại thuế bổ sung khác (thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ) (nếu có). Cách tính thuế của tờ khai hải quan dựa trên nguyên tắt thuế chồng thuế để hiểu rõ hơn về cách tính chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau đây.
I CÁC LOẠI THUẾ CỦA TỜ KHAI HẢI QUAN
1. THUẾ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU.
Thuế xuất, nhập khẩu được tính dựa trên từng loại hàng hoá được được cơ quan chính phủ qui định theo danh mục biểu thuế XNK hằng năm và luôn điều chỉnh để phù hợp với các hiệp định thương mại đang được kí kết với nước ta.
Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế đầu tiên chúng ta cần tính khi muốn xác định số tiền thuế phải nộp của tờ khai hải quan.
Để xác định được % thuế của loại hàng hoá trên tờ khai hải quan chúng ta cần xác định mã số HS code của loại hàng hoá đó sau đó chúng ta thực hiện tra cứu trên biểu thuế XNK tương ứng đang áp dụng tại thời điểm hiện tại. Muốn xác định đúng % thuế xuất chúng ta cần xác định thêm xuất xứ của loại hàng hoá đó và biểu thuế ưu đãi của quốc gia nơi hàng hoá xuất xứ
Ví dụ hoàng hoá nhập khẩu của chúng ta có CO form D xuất xứ từ Thái Lan thì chúng ta áp dụng theo cột biểu thuế ATIGA cho loại hàng hoá đó.
Xem thêm: Dịch vụ khai hải quan

Sau khi xác định được % tính thuế ta có công thức tính thuế nhập khẩu như sau:
THUẾ XUẤT , NHẬP KHẨU = % THUẾ XUẤT X TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ.
2. THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Đồng thời điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng. Góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán.
Số tiền thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB
Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế giá trị gia tăng, được xác định cụ thể như sau:
Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
Đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.
Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.
3. THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp | = | Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế | X | Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa |
Để tính được số tiền thuế phải nộp cần tính được số lượng đơn vị hàng hóa chịu thuế và mức thuế tuyệt đối mà Nhà nước quy định.
- Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế được xác định như sau:
+ Hàng hóa sản xuất trong nước: Số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo.
+ Hàng hóa nhập khẩu: Số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.
- Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa
Mức thuế tuyệt đối trên 1 đơn vị được nhà nước ấn định Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 579/2018/
4. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng; là một trong những loại thuế quan trọng giúp cân bằng ngân sách nhà nước và đóng vai trò lớn trong xây dựng và phát triển đất nước.
Thuế giá trị gia tăng = Trị giá tính thuế x Thuế suất
Trị giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu = Giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
Muốn tính thuế nhập khẩu của hàng hoá t cần xác định các tiêu chí sau :
- Trị giá hàng hoá ( đưa về trị giá tính thuế)
- Mã số HS code và xuất xứ sản phẩm
- Các loại thuế hàng hoá cần xuất nhập phải chịu
Và số tiền thuế cuối cùng phải nộp của 1 loại hàng hoá nào đó được tính dựa trên nguyên tắc thuế chồng thuế theo thứ tự như sau :
THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU + THUẾ TIÊ THỤ ĐẶC BIỆT ( NẾU CÓ ) + THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ( NẾU CÓ ) + THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG .
ĐỂ HIỂU RÕ HƠN HOẶC CẦN TÍNH CHÍNH XÁC THUẾ 1 LOẠI HÀNG HOÁ NÀO CỤ THỂ XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ : 0973267964 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
II CÁC CÁCH NỘP THUẾ CỦA TỜ KHAI HẢI QUAN
Hiện nay chúng ta có 2 cách thể nộp thuế cho tờ khai hải quan như sau :
1 NỘP THUẾ THEO CÁCH TRUYỀN THỐNG
Nộp thuế theo cách truyền thống là doanh nghiệp sau khi xác định số tiền thuế cần phải nộp rồi lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo mẫu có sẵn sau đó chúng ta tiến hành thao tác ra ngân hàng và nộp tiền vào tài khoản của nhà nước :
Mẫu giấy nộp tiền vào tài khoản nhà nước

2 NỘP THUẾ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
Nộp thuế Hải quan điện tử là dịch vụ giúp các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo đó, phương thức nộp thuế điện tử cho phép người nộp thuế lập bảng kê nộp thuế trực tiếp trên Cổng thanh toán điện tử Hải quan mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện có kết nối với internet và được IVB xác nhận kết quả giao dịch nộp thuế thành công ngay sau khi nhận được yêu cầu chuyển tiền nộp thuế và thực hiện thông quan ngay hàng hóa.
So với nộp thuế hải quan theo phương thức truyền thống thì phương thức điện tử mang đến cho các tổ chức, doanh nghiệp nhiều lợi ích không thể phủ nhận:
- Người nộp thuế dễ dàng thực hiện nghiệp vụ nộp thuế điện tử 24/7 kể cả ngày nghỉ – lễ.
- Tổ chức, doanh nghiệp khi tiến hành nộp thuế điện tử sẽ tối ưu hơn trong việc tiết kiệm thời gian và chi phí cho nghiệp vụ này.
- Nộp thuế điện tử hải quan dễ dàng tránh được các các sai sót thông tin có thể xảy ra khi lập giấy nộp tiền.
- Với nộp thuế điện tử hải quan, hàng hóa của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ được thông quan ngay sau khi có thông tin xác nhận đã nộp thuế từ IVB.
Để nộp được thuế hải quan điện tử doanh nghiệp cần:
- Bước 1. Đăng ký tài khoản nộp thuế hải quan điện tử
- Bước 2. Người nộp thuế kê khai và nộp Bảng kê nộp thuế trên Cổng thanh toán điện tử hải quan
- Bước 3. Cơ quan hải quan chuyển ngân hàng thông điệp trích tiền nộp thuế
- Bước 4. Ngân hàng trích tài khoản, chuyển tiền nộp thuế
- Bước 5. Trừ nợ, thông quan/giải phóng hàng hóa
- Bước 6. Hạch toán thuế
ĐỂ HIỂU RÕ HƠN VỀ CÁCH NỘP THUẾ VÀ CÁCH TÍNH THUẾ TỜ KHAI HẢI QUAN XIN VUI LÒNG TRUY CẬP : ATL.VN HOẶC VANTAIANPHA.VN ĐỂ ĐƯỢC HƯỚNG DẪN THÊM HAY GỌI NGAY 0973267964 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ.