Cảng biển quốc tế trên thế giới

81 / 100

I. Cảng biển quốc tế

1) Tiêu chuẩn cảng biển quốc tế

Đầu tiên chúng ta phải xem lại định nghĩa cảng biển là gì? – Cảng biển là cảng nằm ở bờ biển có các trang thiết bị phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa, hoặc nơi đón hành khách đi lại bằng đường thủy. Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ dịch vụ vận tải biển. 

Cảng biển bao gồm các cầu tàu ở một khu nước có độ sâu và rộng nhất định phục vụ cho tàu neo đậu hoặc cập bờ. Các cảng biển thường là cảng nước sâu phục vụ tàu vận tải lớn với tải trọng cao. Theo đối tượng và nhu cầu, cảng hàng hóa có thể được chia thành nhiều loại cảng chuyên dụng như cảng hàng rời, cảng container, cảng nhiên liệu.

Có nhiều loại tiêu chuẩn trong thi công thiết kế cảng biển nước sâu trên thế giới được quy định bởi Tổ chức hàng hải quốc tế IMO. Một số tiêu chí quan trọng để đánh giá:

– Mục đích sử dụng

– Phạm vi ảnh hưởng

– Quy mô cảng biển

– Lưu lượng hàng hoá lưu thông (Tính theo TEU)

– Cỡ trọng tải tàu có thể tiếp nhận

2) Cảng biển quốc tế ở Việt Nam

Việt Nam có 2 cảng loại đặc biệt (cảng biển quốc tế) là cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngoài ra còn có 11 cảng biển loại I, 7 cảng biển loại II và 14 cảng biển loại III.
Cảng biển Hải Phòng có khả năng tiếp nhận khoảng 10 triệu tấn hàng hóa hằng năm (năm 2019 tiếp nhận khoảng 5.13 triệu TEU). Cảng chỉ tiếp nhận các loại tàu từ 6000 – 7000 DWT.

Cảng biển quốc tế - Cảng Hải Phòng
Cảng Hải Phòng – Cảng biển quốc tế của Việt Nam

Cảng Bà Rịa – Vũng Tàu gồm nhiều phần cảng khác nhau: Khu bến Cái Mép; Khu bến Thị Vải; Khu bến Sao Mai – Bến Đình; Khu bến Long Sơn; Khu bến sông Dinh; Bến cảng Côn Đảo; Bến cảng khách quốc tế Vũng Tàu. Hằng năm đón khoảng 30.000 lượt tàu biển và khoảng 70.000 lượt tàu cao tốc cánh ngầm, phương thuỷ nội địa, tàu cá hành trình.

II. Địa hình cảng biển quốc tế trên thế giới

Phân hoá mạnh theo các châu lục khác nhau trên khắp thế giới. Ta có thể tạm chia các loại cảng biển quốc tế theo khu vực địa lý.

1) Địa hình cảng biển Đông Nam Á

Bản đồ Đông Nam Á
Bản đồ Đông Nam Á

Khu vực Đông Nam Á là giao điểm của các mảng địa chất, hoạt động địa chất và núi lửa vô cùng mạnh mẽ. Do đó địa hình bờ biển của các nước cũng vô cùng phức tạp có thể chia thành 2 loại như sau:

a) Các cảng nằm giữa biển như: Indonesia, Brunei, Đông Timor, Malaysia, Philippines và Singapore

– Có rất nhiều địa điểm để khai thác cảng – riêng Indonesia có hơn 86 cảng biển trong đó có 25 cảng chiến lược, cảng quốc tế Tanjung Priok đạt 6.17 triệu TEU trong năm 2020

– Có nhiều cảng quốc tế do nằm trên vị trí chiến lược như Singapore – SIN, Malaysia – KCT, Indonesia – TPP,…  

b) Phần còn lại chủ yếu ở phần đất liền: Thái Lan, Việt Nam, Myanmar

– Có các cảng biển tích hợp nhiều loại hình khác nhau như: du lịch, quốc phòng, cứu hộ

– Riêng Việt Nam có cảng nước sâu Cam Ranh chiến lược được đánh giá là 1 trong 3 cảng biển quân sự quan trọng bậc nhất trên thế giới.

2) Địa hình cảng biển Đông Á

Bản đồ Đông Á
Bản đồ Đông Á

Khu vực Đông Á ít bị phân hoá hơn so với khu vực Đông Nam Á, địa hình đồi núi chiếm ưu thế chỉ có 1 số ít là vùng đồng bằng. Ta có thể chia nhỏ địa hình ra như sau:

a) Phần đất liền: Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên

– Nằm trên tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới, có nhiều đảo nhỏ gần bờ thích hợp cho việc vận chuyển hàng hoá. Riêng Trung Quốc có 5 cảng quốc tế trong TOP thế giới, số lượng TEU năm 2020 ước tính hơn 250 triệu / năm.

– Đặc khu Hồng Kông có cụm cảng nhập khẩu quan trọng của các nước muốn xuất khẩu tới Trung Quốc – Sản lượng TEU đạt khoảng 18 triệu / năm.

b) Phần hải đảo: gồm quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan và đảo Hải Nam.

– Ít địa điểm phù hợp để làm cảng hơn so với phần đất liền nhưng vẫn có các cảng biển quốc tế quan trọng bậc nhất – đóng góp không nhỏ trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa trong khu vực.

– Có nhiều đảo nhỏ (đặc biệt là Nhật Bản) thích hợp cho việc vận chuyển hàng hóa luồng sâu trong nội địa.

3) Địa hình cảng biển Nam Á

Bản đồ Nam Á
Bản đồ Nam Á

– Các cảng biển Nam Á tập trung tại phần đất liền – chủ yếu nằm tại Ấn Độ gần như bao phủ biển Ấn Độ Dương.

– Các cảng ở Ấn Độ tập trung tại 9 bang ven biển là: Kerala, Karnataka, Maharashtra, Goa, Gujarat, West Bengal, Odisha, Andhra Pradesh và Tamil Nadu.

4) Địa hình cảng biển Tây Á – Tây Nam Á

– Có vị trí chiến lược khi tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu và Phi. Án ngữ trên tuyến đường hàng quốc tế từ châu Á sang châu Âu. Có vị trí cực kì quan trọng về quân sự, kinh tế, giao thương.

– Các cảng ở đây thường nằm sâu trong nội địa, giúp ích rất nhiều cho việc xuất nhập khẩu.

– Mặt hàng xuất khẩu chủ đạo là dầu mỏ chiếm hơn 40% sản lượng. Nên các cảng ở đây cũng thiết kế để chuyên vận chuyển mặt hàng này.

Bản đồ Tây Á - Tây Nam Á
Bản đồ Tây Á – Tây Nam Á

5) Địa hình cảng biển Trung Á

Đây là nơi không có cảng biển – do không tiếp giáp với đại dương.

6) Địa hình cảng biển Châu Âu

Địa hình Châu Âu cũng phân hoá mạnh chia thành 4 khu vực riêng biệt: Bắc Âu, Nam Âu, Đông Âu và Tây Âu

a) Bắc Âu: Có nhiều đảo và quần đảo nhỏ, địa hình Fjord – vịnh hẹp băng hà cổ điển, nhỏ và dài.

b) Nam Âu: Có nhiều ưu thế về mặt địa lý và tự nhiên khi xây dựng các cảng biển nước sâu.

c) Đông Âu: Cảng biển tập trung tại biển Đen, chủ yếu phục vụ nhu cầu vận chuyển lương thực, hàng nội địa ,vũ khí.

d) Tây Âu: Phân hoá phức tạp không có đặc điểm đặc trưng.

7) Địa hình cảng biển Châu Mỹ

Được hình thành từ việc tách vỡ siêu lục địa Gondwanaland, sự va chạm của các mảng kiến tạo địa chất làm xuất hiện nhiều hòn núi lửa dọc Trung Mỹ.

Có nhiều địa điểm để xây dựng các cảng nước sâu.

8) Địa hình cảng biển Châu Phi

Điều khá ngạc nhiên thì địa hình Châu Phi khá đơn giản. Toàn bộ lục địa được xem như một cao nguyên khổng lồ. Phù hợp xây những dựng các tổ hợp ven cảng biển.

Bản đồ Châu Phi
Bản đồ Châu Phi

9) Địa hình cảng biển Châu Đại Dương – Úc

Có đường bờ biển dài 34.218 km, nhiều rạn san hồ ngầm nằm ngoài khơi bờ biển. Giáp hai vùng biển giao thương nhộn nhịp nhất là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đây là nơi lý tưởng xây dựng các cảng biển thương mại cũng như quân sự.

III. Top 10 cảng biển quốc tế – Dựa vào sản lượng TEU / Năm

Tên cảngKý hiệuĐịa điểmĐặc trưngThời gian vận chuyển
Thượng Hải SHA / SGHTrung Quốc– Chuyên nhập khẩu hàng hoá nước ngoài5 – 12 Ngày
SingaporeSINSingapore– Là nơi trung chuyển hàng hoá, tiếp nhiên liệu của 2 lục địa Á – Âu2 – 3 Ngày
Ninh Ba – ZhoushanNGBTrung Quốc– Cảng nước sâu, dài bậc nhất của Trung Quốc 3 – 4 Ngày
Thâm Quyến – ShenzhenSHZ / XZNTrung Quốc– Cụm cảng trải dài hơn 260km kết nối nhiều thành phố của Trung Quốc3 – 4 Ngày
Cảng Quảng Châu – GuangzhouGGZ / GZUTrung Quốc– Kết hợp giữa dịch vụ vận chuyển đường bộ, đường biển và hàng không4 – 8 Ngày
Busan – Busan IPUS / PU1Hàn Quốc– Cảng trung chuyển lớn nhất Đông Bắc Á
– Cảng có nhiều loại hình phục vụ: du lịch, nghiên cứu khoa học,..
8 – 9 Ngày
Thanh Đảo – QingdaoTAOTrung Quốc– Kết hợp với vận tải biển dọc theo sông Hoàng Hà
– Không bị đóng băng vào mùa đông và có lớp bùn dưới đáy
5 – 6 Ngày
RotterdamRTMHà Lan– Cảng lớn nhất Châu Âu, chiếm khoảng 36% lượng hàng hoá lưu thông30 – 35 Ngày
Jebel AliJEAUAE– Cảng nhân tạo lớn nhất và bận rộn nhất khu vực Trung Đông
– Kết hợp với đường cao tốc và hàng không Dubai tạo thành tổ hợp vận chuyển
24 – 27 Ngày
Cảng KlangPKW / PKLMalaysia– Cách thủ đô khoảng 40km
– Nằm trong lòng khu trung tâm thương mại và công nghiệp
5 – 11 Ngày
5/5 - (2 bình chọn)

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      TRỤ SỞ CHÍNH

      LIÊN HỆ NHANH MÃ QR

      Công Ty TNHH Thương Mại Và Vận Tải An Pha Trần

      Giấy chứng nhận ĐKKD số 0313384770 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp.
      Văn phòng chính: 45a Nguyễn Thượng Hiền, P.5, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam.
      Tel,Viber,Line,whatapps,Wechat: +84 919 060 101 (Mr Phú)
      Email: [email protected]
      Phone Company: +84 28 3811 3811 / 3811 3979

      VP Hải Phòng

      VP Bình Dương

      VP Hà Nội

      VP Đà Nẵng

      VP Miền Trung

      0919060101
      Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Vận Tải Trong Nước Và Quốc Tế
      Logo
      Enable registration in settings - general