I. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ – Quốc gia có sức mạnh chi phối thế giới
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ(The United States of America hoặc USA) hay còn được gọi là Mỹ. Quốc gia này nằm ở Châu Mỹ giáp biển Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, tạo thành chuỗi các cảng biển ở 2 miền riêng biệt.
Riêng tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ và tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương cũng có các cảng biển riêng biệt.
1) Sự hình thành của nước Mỹ
Nếu nói về sự hình thành của quốc gia này thì Hoa Kỳ có tuổi đời còn khá trẻ; được thành lập cách đây khoảng hơn 200 năm. Nhưng nếu hỏi quốc gia nào có tầm ảnh hưởng nhất thế giới tại thời điểm này(thế kỷ 21) thì câu trả lời chắc chắn là Mỹ.
Quốc gia này được hình thành từ 13 thuộc địa của Anh cướp từ tay Pháp và Hà Lan, sau đó thông qua xâm lược hoặc mua bán với các quốc gia khác mà hình thành nên Hoa Kỳ ngày nay với 50 tiểu bang khác nhau.
2) Nguyên nhân tạo nên một nước Mỹ hùng mạnh
Có quá nhiều để nói về một Hoa Kỳ hùng cường nên tôi sẽ tóm tắt những ý chính như sau để tránh bài viết quá dài dòng và khó đọc, nếu bạn cần thông tin chi tiết thì có thể tìm kiếm các clip Youtube tôi để ở phía trên.
Xem thêm: Vận Chuyển Hàng Đường Biển Từ Việt Nam Đi Hoa Kỳ
Số Thứ Tự | Lý Do | Kết Quả |
---|---|---|
1 | Tự nhiên vô cùng ưu đãi | – Gần như không thể bị xâm lược do lãnh thổ lớn, trải dài theo cả 4 hướng và được bao bọc bởi 2 đại dương rộng lớn – Quá nhiều tài nguyên và khoáng sản chưa được khai thác |
2 | Có nhiều lãnh thổ và căn cứ quân sự nằm ngoài lãnh thổ chính ở Bắc Mỹ | – Thích hợp cho phát động chiến tranh và xâm lược các quốc gia khác, cũng như tạo ra nhiều lớp phòng vệ từ xa(có đến 750 ~ 800 căn cứ quân sự của Mỹ trên khắp thế giới) |
3 | Các chính sách đối nội, đối ngoại đi kèm với kinh tế và quân sự | – Các tập đoàn hàng đầu thế giới đều có trụ sở chính tại quốc gia này(59/100 tập đoàn) – Làm giàu bằng kinh tế tiêu dùng và buôn bán vũ khí. Nó là con dao hai lưỡi khi thúc đẩy sự thịnh vượng và chiến tranh ở khắp nơi |
4 | Thu hút nhân tài thông qua nhiều chính sách | – Giúp tăng dân số một cách đều đặn và tự nhiên, đi cùng với chất lượng |
3) Mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Việt Nam và Hoa Kỳ trong những năm gần đây liên tục nâng cấp mối quan hệ ngoại giao cũng như kinh tế. Các hiệp định thương mại ở hai nước giúp cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến Hoa Kỳ cũng dễ dàng hơn, đồng thời chiến tranh kinh tế Mỹ – Trung cũng giúp nguồn vốn nước ngoài đáng lẽ chảy vào Trung Quốc rẽ hướng sang nước ta.
Có 2 cảng ở Việt Nam chuyên xuất khẩu sang Hoa Kỳ là:
– Cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải(VN-TCI) ở Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Cảng Lạch Huyện(Cảng Container Quốc tế Tân Cảng; VN-CLH) ở Hải Phòng.
Ngoài ra trong ngành Logistics có các từ viết tắt liên quan đến Hoa Kỳ như sau:
– USEC: United States East Coast, tạm dịch là Bờ biển phía Đông Hoa Kỳ.
– USWC: United States West Coast, tạm dịch là Bờ biển phía Tây Hoa Kỳ.
II. Đặc điểm địa hình cảng biển ở Hoa Kỳ
Lấy kinh tuyến 98 là cột mốc chia Hoa Kỳ thành 2 phần Đông và Tây riêng biệt.
Mật độ cảng biển ở Hoa Kỳ cũng có sự khác biệt rất lớn, khoảng 70% số cảng tập trung ở bờ Đông Hoa Kỳ(chiếm khoảng 80% dân số) – 20% số cảng tập trung ở bờ Tây Hoa Kỳ(chiếm tầm 20% dân số, thực chất chỉ tập trung ở ven biển – nội địa chỉ chiếm chưa tới 5%), còn lại nằm rải rác các tiểu bang khác.
Tương tự như các cảng biển, cảng sông ở Hoa Kỳ cũng cực kỳ quan trọng trong vận chuyển hàng hóa nội địa, nhưng trớ trêu thay – phần lớn các con sông lớn và quan trọng một lần nữa nằm ở phía Đông Hoa Kỳ(Sông Niagara, sông Mississippi, Hudson,…). Các cảng sông container lớn có thể kể tên như: Minneapolis, Indianapolis, Cincinnati, Memphis, Atlanta,…(Tất cả chúng đều nằm ở phía Đông Hoa Kỳ).
Nói chung các cảng biển ở Hoa Kỳ chịu sự quản lý của ba cấp chính quyền: liên bang, tiểu bang và địa phương.
1) Địa hình cảng biển ở bờ Đông Hoa Kỳ
Để hàng hóa từ Việt Nam cập bến bờ Đông Hoa Kỳ có 2 hướng chính đó là đi qua Kênh đào Suez hoặc kênh đào Panama( lần lượt là ~ 34 ngày và 30 ngày).
Đây là tuyến đường chủ yếu để nhập khẩu hàng hoá của nước Mỹ mặt dù thời gian vận chuyển có khi gấp 3 lần so với bờ Tây. Đặc biệt các con tàu đi qua đây nên lưu ý vì vùng biển này là nơi hoạt động của cướp biển Somalia.
Vùng biển ở bờ Đông Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng bởi dòng hải lưu Gulf Stream – dòng hải lưu giúp cho các cảng biển ở Na Uy không bị đóng băng hoặc gây sương mù dày đặc tại vùng Newfoundland(cảng biển ở Canada).
Bờ biển tại phía Đông Hoa Kỳ tương đối phức tạp có nhiều vịnh, hòn đảo hoặc bán đảo chắn trước lục địa đất liền. Có rất nhiều chỗ nước sâu và chắn gió thích hợp cho việc xây dựng cảng nước sâu chiến lược hoặc cảng tàu ngầm.
Nằm xích xuống phía dưới một chút là vịnh Mexico, do có địa hình như lòng chảo nên thuỷ triều trong vịnh rất yếu, hơn phân nửa vịnh là nước nông kết hợp với đáy vịnh có nhiều đá vụn – không thích hợp cho việc xây dựng cảng biển nước sâu, tại đây có tổng cộng 5 cảng container chiến lược: Mobile, New Orleans, Pittsburgh, Houston và Freeport.
Còn một lưu ý khác là các cảng biển ở Hoa Kỳ tại vùng vịnh Mexico thường phải đối mặt với 2 thảm họa tự nhiên là bão từ Đại Tây Dương đổ vào và lốc xoáy từ trong lục địa đi ra.
2) Địa hình cảng biển ở bờ Tây Hoa Kỳ
Để hàng hóa từ Việt Nam cập bến bờ Tây Hoa Kỳ có 1 hướng thường dùng đó là trung chuyển sang một cảng ở Trung Quốc sau đó đi tới Hoa Kỳ – Tuy nhiên do vấn đề thương mại Trung – Mỹ kéo dài nên việc trung chuyển hàng hóa trở nên khó khăn hơn bởi khâu hải quan.
Thời gian vận chuyển tới bờ Tây Hoa Kỳ rơi vào khoảng 12 – 15 ngày, riêng trường hợp có bão thì thời gian tương đối lâu. Mật độ phân bố cảng không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các tiểu bang duyên hải chiến lược như: California và Washington(chiếm hơn 70% cảng biển ở bờ Tây Hoa Kỳ).
Riêng tiểu bang Alaska không có cảng biển container, chỉ có các cảng biển lớn phục vụ như một cảng container.
Ở miền Tây Hoa Kỳ có khá ít cảng sông nội địa do khí hậu tương đối khô cằn cùng với địa chất không ổn định(núi lửa phun trào và động đất xảy ra thường xuyên ở đây, tuy nhiên nó lại góp phần làm cho đất đai trù phú màu mỡ). Tại đây chỉ đúng 1 cảng sông container cỡ lớn là cảng Salt Lake City.
Địa hình cảng biển ở bờ Tây Hoa Kỳ không có điểm gì nổi bật, tuy nhiên có cảng San Francisco được xem là một trong ba bến cảng tự nhiên lớn của thế giới – có địa hình cực kỳ tốt, tương tự như cảng biển Cam Ranh chiến lược của nước ta(lối vào nhỏ, được núi cao bao quanh – dễ thủ khó công).
III. Các cảng biển ở Hoa Kỳ
1) Các cảng biển ở bờ Đông Hoa Kỳ (USEC)
Tên cảng | Ký hiệu | Vị trí địa lý | Đặc điểm nổi bật | Thời gian vận chuyển / Ngày |
---|---|---|---|---|
Wilmington | ILM | Nằm bên bờ Đông của sông Cape Fear, bang North Carolina, | – Cảng nằm ngay cửa sông thuận tiện cho các tàu du lịch cập cảng – Cảng có lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ đồn trú | 30 – 34 |
New York & New Jersey | NYC | Nằm trên bờ biển phía đông bắc của Đại Tây Dương, thuộc Governors Island | – Một trong cảng biển tự nhiên lớn và tốt nhất thế giới – Thuật ngữ “Cảng New York” thường dùng để ám chỉ các cảng sông, cảng biển hoặc vịnh xung quanh cửa sông Hudson – Đôi khi các tàu lớn phải có hoa tiêu và tàu kéo để hỗ trợ khi vào cảng do có nhiều khúc cua khó. | 30 – 34 |
Savannah | SAV | Nằm ở phía đông nam của bang Georgia và Nam Carolina đến ngã ba của hạ lưu sông Savannah | – Cảng có thể tiếp nhận tàu trọng tải 10000 tấn – Cảng có đê chắn sóng kéo dài ra mặt sông, các bến cảng còn được đào sâu vào đất liền – Cảng là cảng container đơn lớn nhất ở Bắc Mỹ, được xây dựng trên cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu kinh doanh xuất nhập khẩu cho toàn bộ miền đông nam Hoa Kỳ. | 30 – 34 |
Houston | HOU | Nằm ở đông bắc Brownsville ở phía đông nam Texas | – Cảng phức hợp dài hơn 40km, được quản lý bởi cả nhà nước và tư nhân – Cảng chuyên xuất khẩu ngũ cốc và dầu mỏ của Hoa Kỳ | 30 – 34 |
Charleston hoặc Carolina | CHS | Nằm ở lối vào Đại Tây Dương, được hình thành bởi hợp lưu của các con sông Ashley, Cooper và Vendor | – Là cảng nước sâu tự nhiên lớn nhất trên Bờ biển Đại Tây Dương và là cảng container lớn thứ sáu tại Hoa Kỳ – Cảng có nơi trú ẩn cho thuyền lớn, được bảo vệ tự nhiên bởi các đảo chắn ở hai bên kênh – Cảng có nhà ga container lớn nhất nước, có khả năng xử lý một lượng hàng hoá khổng lồ | 30 – 34 |
Norfolk hoặc Virginia | ORF | Nằm trên bờ sông Elizabeth ở Tidewater Virginia ở cửa Vịnh Chesapeake | – Cảng có tượng đài Tướng Hoa Kỳ Douglas MacArthur – Cảng có rất nhiều hoạt động kinh doanh như: vận chuyển, đóng tàu, sửa chữa và công nghiệp nhẹ | 30 – 34 |
Miami | MIA | Nằm ở vịnh Biscayne, Miami, Florida | – Trước cảng có các hòn đảo nhân tạo, có kết nối trực tiếp với đất liền – Cảng có bến du thuyền và siêu du thuyền lớn nhất thế giới, đạt hơn 5.5 triệu khách mỗi năm | 30 – 34 |
Philadelphia | PHL | Nằm trên sông Delaware ở Philadelphia thuộc bang Pennsylvania của Hoa Kỳ | – Tương tự như Thuật ngữ “Cảng New York”, “cảng Philadelphia” là thuật ngữ ám chỉ các cảng xung quanh thành phố Philadelphia – Cảng sau khi mở rộng còn có tên gọi khác là cảng Amelli, cảng chuyên xử lý mặt hàng dầu mỏ(chiếm hơn 50%) | 30 – 34 |
Tampa | TPA | Nằm trên bờ biển phía tây của Florida Suncoast và cách Vịnh Mexico khoảng 25 dặm biển | – Cảng lớn nhất và đa dạng nhất ở bang Florida – Có nhiều dịch vụ đi kèm như sửa chữa, đóng tàu, tiếp nhiên liệu,… | 32 – 36 |
Chicago | CHI | Nằm trên bờ phía tây nam của hồ Michigan | – Cảng trọng yếu nằm khá sâu trong nội địa nước Mỹ, có liên hệ với các cảng ở Canada – Kết nối với tuyến đường bộ và đường sắt quốc gia giúp trung chuyển hàng hóa đi khắp khu vực trung tâm và phía Đông Hoa Kỳ | 32 – 36 |
Atlanta | ATL | Nằm tại bang Georgia và luồng sâu trong nội địa | – Cảng chuyên phân phối các container từ các cảng khác đến khu vực Georgia | Liên Hệ Riêng |
2) Các cảng biển ở bờ Tây Hoa Kỳ (USWC)
Tên cảng | Ký hiệu | Vị trí địa lý | Đặc điểm nổi bật | Thời gian vận chuyển / Ngày |
---|---|---|---|---|
Los Angeles | LAX | Nằm ở khu vực Vịnh San Pedro và Wilmington gần Los Angeles | – Cảng là bộ mặt cho toàn bộ cảng biển nước Mỹ, chịu sự quản lý bởi Cục Cảng Los Angeles – Đây là cảng giao lưu chính của 3 nước lớn: Nhật Bản; Trung Quốc và Việt Nam | 12 – 15 |
Seattle | SEA | nằm trong một vịnh nhỏ ở bờ Đông Puget Fjord, bang Washington | – Cảng container bận rộn nhất vùng Tây Bắc Thái Bình Dương Hoa Kỳ dù chỉ mới thành lập liên minh cảng Tây Bắc vào năm 2015 | 12 – 15 |
Tacoma | TIW | Nằm ở đầu phía nam của vịnh Puget Fjord, bang Washington, cách thành phố Seattle về phía Nam khoảng 50 km | – Đây là một cảng container nước sâu lớn nhất Bắc Mỹ – Cảng được sáp nhập với cảng Seattle vào năm 2015 để thành lập Liên minh Cảng biển Tây Bắc. | 12 – 15 |
Portland | PDX | Nằm bên trong thành phố Portland | – Cảng có liên kết chặt chẽ với 3 sân bay và 5 khu công nghiệp đô thị ở thành phố – Cảng nằm ngoài khu vực dân cư đông đúc kết hợp với đường sắt và cao tốc liên bang để giảm thiểu tối đa tình trạng nghẽn giao thông – Cảng xuất khẩu lượng lúa mì lớn thứ hai từ Hoa Kỳ | 12 – 15 |
San Francisco | SFO | Nằm trên bờ biển phía tây của Vịnh San Francisco ở California | – Cảng được trùng tu sửa chữa gần như mới sau trận động đất và hoả hoạn vào năm 1906 – Cảng có uỷ ban điều hành gồm 5 thành viên hoạt động bán độc lập, chịu trách nhiệm gần như khu vực bờ biển và khu vực lân cận(bất động sản, dịch vụ công cùng với các tiện ích hỗ trợ khác) | 12 – 15 |
Oakland | OAK | Nằm ở bờ biển phía tây của bang California phía tây của Hoa Kỳ | – Đây là cảng container lớn thứ 4 ở Hoa Kỳ, cảng đầu tiên đóng tàu trên bờ biển Thái Bình Dương – Có nhiều bến cảng riêng dành cho hậu cần hải quân – Cảng chiếm ưu thế tuyệt đối(99%) hàng container đi qua Bắc California | 12 – 15 |
Long Beach | LGB | Nằm bờ sông ở thành phố Long Beach | – Là cảng container bận rộn thứ hai tại Hoa Kỳ, sau cảng Los Angeles – Xử lý số lượng hàng hoá đạt 170 tỷ đô mỗi năm, kết nối với hơn 175 hãng tàu cùng với 217 cảng biển khắp thế giới | 12 – 15 |
San Diego | SAN | Nằm trên Vịnh San Diego ở phía tây nam Quận San Diego | – Cảng chịu quản lý bởi Tidelands Trust của tiểu bang, mọi hoạt động vận chuyển tại cảng đều phải thông qua đơn vị này | 12 – 15 |
Vancouver và Portland(OR & ME) | VAN và PDX & PWM | Nằm ở thành phố Washington trên sông Columbia, cách lối vào 105 hải lý và cách Portland 7 hải lý về phía bắc | – Cảng trùng tên với 1 cảng biển ở Canada – Cảng nước sâu chiến lược thuộc bang Washington, chuyên xử lý các mặt hàng xuất khẩu của địa phương – Có các kho bãi lớn chuyên biệt dành cho mỗi loại mặt hàng – Do khoảng cách của hai cảng Vancouver và Portland không quá lớn nên khi hàng hóa bị kẹt có thể di chuyển qua lại giữa hai cảng | 10 – 15 |
3) Các cảng biển ở Alaska và Hawaii
Tên cảng | Ký hiệu | Vị trí địa lý | Đặc điểm nổi bật | Thời gian vận chuyển / Ngày |
---|---|---|---|---|
Anchorage hoặc Alaska | ANC | Nằm ở thành phố Anchorage của Knik Arm của Cook Inlet(đảo) trên biển Thái Bình Dương | – Đây là một cảng nước sâu tương đối nhỏ gồm: 3 bến tàu chở hàng rời, 2 bến xăng dầu và 1 bến sà lan – Có hệ thống phân phối chuyên nghiệp bao gồm: đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt và đường ống dẫn dầu | 14 – 18 |
Cordova | COR / CDV | Nằm trên bờ biển phía nam của Alaska ở đầu Orca Inlet | – Cảng cá địa phương chủ yếu được sử dụng để di chuyển ngư cụ và hàng hóa nhẹ | 14 – 18 |
Valdez | VAL | Nằm trên bờ biển Alaska ở phía tây bắc của Hoa Kỳ | – Cảng không bị đóng băng quanh năm – Cảng tốt nhất để tiếp nhận hàng hóa vào sâu trong nội địa Alaska – Cảng chuyên tiếp nhận các tàu siêu trọng chở dầu mỏ | 14 – 18 |
Juneau | JUN / JNU | Nằm ở phía đất liền của Kênh Gastineau ở Alaska, gần biên giới với British Columbia | – Cảng xử lý chủ yếu hàng container, cá và các sản phẩm dầu mỏ, có bến chuyên phục vụ tàu du lịch cỡ trung | 14 – 18 |
Ketchikan | KET / KTN | Nằm dọc theo tuyến đường Inside Passage của Hệ thống Đường cao tốc Hàng hải Alaska | – Cảng có bến phà liên đảo phục vụ du lịch | Không xác định |
Honolulu | HNL | Nằm ở bờ biển phía đông nam của đảo Oahu, bang Hawaii | – Là một cảng biển tự nhiên kích thước trung bình nhưng là cảng chính của hòn đảo này – Cảng nằm ở vị trí chiến lược cả hàng không và đường biển | 12 – 16 |
Kahului | OGG | Nằm trên bờ biển phía bắc của Đảo Maui, Hawaii | – Cảng chính của Maui và là cảng nhập cảnh hải quan của Bang Hawaii – Cảng biển nước sâu có kích thước trung bình, tiếp nhận khoảng 500 tàu mỗi năm | 12 – 16 |
Kawaihae | KWH | nằm trên bờ biển phía tây bắc của đảo Hawaii | – Cảng chỉ có 2 cầu cảng và một vũng quay tàu khoảng 230m, sâu 11m – Cảng chủ yếu xuất khẩu, trong đó mặt hàng đặc biệt nhất là than nham thạch | 12 – 16 |
Hilo | ITO | Nằm trên bờ biển phía đông bắc của Đảo Hawaii | – Các tàu cập cảng chủ yếu là tàu xa bờ, tàu kéo, tàu tiếp tế hoặc tàu nạo vét. – Việt Nam rất ít khi giao thương với hòn đảo này, gần đây đảo trở nên nổi tiếng trở thành điểm du lịch | 12 – 16 |