
I. Khu vực Đông Nam Á
Đông Nam Á là một khu vực thuộc phía đông nam của châu Á.
- Phía Bắc giáp Đông Á
- Phía tây giáp Nam Á và vịnh Bengal
- Phía đông giáp hai biển lớn là Châu Đại Dương và Thái Bình Dương
- Phía nam giáp Úc và Ấn Độ Dương

Đông Nam Á có 11 quốc gia bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Đông Timor, Brunei, Singapore. Trong đó chỉ có Lào là quốc gia duy nhất không có lãnh thổ giáp biển.
II. Đặc điểm địa hình cảng biển ở Đông Nam Á
Ta có thể chia nhỏ khu vực Đông Nam Á thành 2 địa phận riêng biệt như sau: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam hải đảo(Quần đảo Mã Lai).
Lục địa | Hải đảo | |
---|---|---|
Quốc gia hiện hữu | Campuchia, Lào, Myanmar, bán đảo Malaysia, Thái Lan và Việt Nam | Quần đảo Andaman và Nicobar (Ấn Độ), Brunei, Đông Malaysia, Đông Timor, Indonesia, Philippines và Singapore |
Đặc điểm quan trọng | – Do vị trí đặc biệt nên thường xuyên hứng chịu những cơn bão lớn đổ bộ – Có nhiều đảo nhỏ và vừa chắn trước các cửa sông lớn rất thích hợp để xây dựng cảng nước sâu chiến lược | – Địa chất không ổn định thường xuyên xảy ra thiên tai nguy hiểm như núi lửa phun trào và động đất lớn – Có nhiều đảo nhỏ và vịnh hẹp thích hợp xây dựng cảng nhưng lại ít có chỗ nước sâu cũng như có khá nhiều đá ngầm và rặng san hô |
III. Các cảng biển ở Đông Nam Á nổi bật của từng nước
Quốc gia | Cảng nổi bật | Tin sơ bộ |
---|---|---|
Việt Nam | – Hải Phòng – Bà Rịa – Vũng Tàu – Cam Ranh | – Cảng biển ở Việt Nam được phân chia thành các cụm cảng trực thuộc địa phương hoặc tỉnh thành phố |
Brunei | – Muara Harbour – Tanjong Salirong | – Các cảng ở quốc gia này chủ yếu xuất khẩu dầu mỏ và các sản phẩm phụ từ dầu mỏ. Nông sản là mặt hàng nhập khẩu chính |
Campuchia | – Phnom Penh – Sihanoukville | – Các cảng sông ở quốc gia này đóng vai trò chiến lược trong vận chuyển của quốc gia |
Đông Timor | – Dili hoặc Tibar Bay | – Quốc gia này chỉ có duy nhất một cảng biển là Dili sau đó xây dựng thêm một cảng nữa lấy tên là Tibar Bay |
Indonesia | – Tanjung Priok – Belawan – Panjang port | – Quốc gia này có nhiều cảng biển nhất khu vực Đông Nam Á |
Malaysia | – Tanjung – Penang | – Là một cường quốc về hàng hải. Có nhiều cảng biển trung chuyển quốc tế |
Myanmar | – Yangon | – Đang đầu tư các cảng biển nước sâu |
Philippines | – Manila – Cebu – Batangas | – Có nhiều đảo bao quanh nhưng lại không được tự nhiên ủng hộ xây dựng cảng nước sâu chiến lược |
Singapore | – Singapore – Jurong | – Là trung tâm trung chuyển hàng hóa ở khu vực Đông Nam Á – Nam Á và Châu Phi |
Thái Lan | – Bangkok – Laem Chabang – Phuket | – Các cảng biển ở quốc gia này thường có bến du lịch hoặc du thuyền để phục vụ ngành du lịch quốc gia |
IV. Top 10 cảng biển ở Đông Nam Á

Tên cảng | Ký hiệu | Quốc gia | Đặc trưng |
---|---|---|---|
Singapore | SIN | Singapore | – Cảng trung chuyển và là cảng công lớn nhất thế giới – Chuyên cung cấp dầu cho các tàu vận chuyển liên lục địa |
Jurong | JUR | Singapore | – Cảng liên doanh với Trung Quốc – Chuyên phục vụ vận chuyển nội địa |
Klang | KCT | Malaysia | – Gồm 3 cảng biển nhỏ, trong đó 2 cảng được tư nhân hoá |
Tanjung | TPP | Malaysia | – Tuy ít được biết đến hơn cảng Penang nhưng lại là nơi xử lý lượng hàng lớn thứ 2 chỉ sau cảng Klang |
Laem Chabang | LCH | Thái Lan | – Cảng vẫn đang được phát triển và mở rộng |
Bangkok | BKK | Thái Lan | – Cảng biển quốc tế tại thủ đô quốc gia |
Tanjung Priok | TPP | Indonesia | – Là cảng biển có nhiều cụm cảng biển lớn bậc nhất Đông Nam Á |
Belawan | BLW | Indonesia | – Là cảng biển lớn nhất của Indonesia |
Manila | MNL | Philippines | – Cảng biển lớn nhất của Philippines |
Hải Phòng | HPH | Việt Nam | – Là cảng biển quốc tế có tiềm năng tăng trưởng cao nhất |