
Đây là bài viết tổng hợp lần 2 về “Hàn Quốc – Quốc gia của những Chaebol / Nơi ánh sáng bị che phủ bởi tiền bạc, quyền lực và lợi ích của các gia tộc giàu có” với nguồn tư liệu phong phú, đa dạng, chính xác và có độ tin cậy cao hơn vào tháng 10 năm 2023. Bài viết này được lấy thông tin từ các nguồn như sau:
– Wikipedia: Kiến thức tổng quan và đặc điểm sơ bộ cảng biển ở Hàn Quốc.
– Searates: Phân bố, mật độ và thông tin chi tiết từng cảng biển ở Hàn Quốc.
– Marineinsight: Tham khảo sơ bộ về số liệu, dữ liệu xuất nhập khẩu tại các cảng biển ở Hàn Quốc trong năm 2023.
– Cục Hải Quan Hàn Quốc: Nơi cung cấp các thông tin chính xác về xuất nhập khẩu, hải quan, thủ tục hành chính,… do nhà nước Đại Hàn Dân Quốc ban hành
– Một số kênh Youtube đóng góp kiến thức chắt lọc và chính xác: “BLV Anh Quân Discovery(nguồn tài liệu chính)”; “Battlecry – Khám Phá”; “Nâng Tầm Kiến Thức”;…
I. Điều gì đã làm nên Hàn Quốc – Nơi từng là đống đổ nát do chiến tranh
Hàn Quốc là một trong những quốc gia phát triển nhất trong khu vực Đông Á.
Nhưng ít người biết được quá khứ trước kia của người dân Hàn Quốc khi mức sống của họ còn thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia đang bị bóc lột bởi các nước thực dân trong cùng thời kỳ.
Để bài viết không quá dài tôi xin thống kê lại những lý do và kết quả của những điều đã làm nên Hàn Quốc hùng mạnh như ngày hôm nay.
Nguyên Nhân / Lý Do | Lợi Ích | Kết Quả / Hệ Quả |
---|---|---|
– Chính sách chuyên chế của tổng thống / chính phủ Hàn Quốc | – Mang lại các lợi ích, quyền lực to lớn cho các Chaebol(các gia tộc giàu có, quyền lực) | – Trở thành đầu tàu, mũi nhọn kinh tế. Kéo theo sự tăng trưởng thần tốc của quốc gia bằng xuất khẩu |
– Chiến tranh Việt Nam và thế giới | – Mang lại một nguồn ngoại tệ khổng lồ để đảm bảo duy trì hoạt động kinh tế tăng trưởng nhanh | – Tạo ra hệ tư tưởng dân tộc vô cùng cực đoan, phân chia giai cấp rõ rệt của Chaebol và phần còn lại |
– Nỗ lực của chính bản thân và hỗ trợ mạnh mẽ từ Hoa Kỳ và các đồng minh thân cận | – Bỏ qua các giai đoạn nghiên cứu ban đầu, tập trung cạnh tranh bằng các yếu tố khác(giá cá, tốc độ,…) – Bảo hộ mạnh mẽ các công ty sản xuất trong nước | – Các công ty có thời kỳ đầu phát triển vô cùng êm đềm |
– Vị trí địa lý chiến lược | – Dễ dàng tiếp cận các tuyến hàng hải quốc tế cũng như các thị trường tiêu thụ lớn | – Xuất khẩu hàng hóa dễ dàng tới quốc gia tiềm năng như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc,… |
– Cơ cấu dân số vàng | – Tạo ra lực lượng lao động giá rẻ, trẻ và khỏe | – Hình thành thói quen làm việc đến chết, vô cùng độc hại về sau |
II. Đặc điểm địa hình cảng biển ở Hàn Quốc
Phần lớn các cảng chính ở Hàn Quốc tập trung ở phía Nam(gần Trung Quốc) và phía Đông(gần Nhật Bản) để thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ trong nước ra với thế giới.
Tuy có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ nhưng phần lớn đều khá nhỏ và không có người ở. Chỉ có các đảo gần bờ mới thích hợp cho việc phát triển cảng biển.
Số lượng cảng biển Hàn Quốc được ước tính khoảng 27 cảng biển trong năm 2023. Trong đó có 5 cảng quốc tế bao gồm: Busan, Incheon, Kwangyang, Donghae, Masan.
Xem thêm: Vận Chuyển Hàng Đường Biển Từ Việt Nam Đi Hàn Quốc
III. Các cảng biển ở Hàn Quốc
1) Cảng biển quốc tế ở Hàn Quốc
Tên cảng | Ký hiệu | Vị trí địa lý | Đặc điểm nổi bật | Thời gian vận chuyển / Ngày |
---|---|---|---|---|
Busan | PUS | Nằm ở cửa sông Naktong, ở mũi phía đông nam của bán đảo Triều Tiên | – Cảng quốc tế lớn nhất Hàn Quốc – Cảng biển xuất nhập khẩu hàng hóa đứng thứ 6 thế giới – Cảng được phát triển cùng với ngành du lịch địa phương | 7 – 11 |
Incheon | ICH / INC | Nằm ở cửa sông Hàn, chỉ cách thủ đô Seoul vài km về phía Tây Nam | – Cảng biển lớn thứ 2 Hàn Quốc, xử lý nhiều loại mặt hàng khác nhau – Cảng phát triển từ cảng đánh bắt cá, hiện nay tàu đánh đánh bắt cá chiếm khoảng 21% tỷ trọng xuất nhập cảng thường xuyên | 7 – 11 |
Kwangyang(Gwangyang) | KAN / KWA | Nằm trên bờ biển trung nam của Hàn Quốc, tại thành phố Gwangyang, tỉnh Nam Jeolla | – Là cảng lớn lâu đời của Hàn Quốc, nó như là một con đê chắn sóng tự nhiên – Kênh sâu tự nhiên đạt 52.5 feet (khoảng 16m), phục vụ các tàu siêu tải, siêu trọng | 7 – 11 |
Donghae(Tonghae) | TGH | Nằm ở phía đông của bán đảo Triều Tiên, cách Seoul khoảng 300 km | – Cảng lớn nhất phía đông Hàn Quốc – Chuyên xuất nhập khẩu các mặt hàng xi măng rời, than mềm, đá vôi và thạch cao từ Trung Quốc | 8 – 12 |
Masan | MAS | Nằm gần Vịnh Masan và được kết nối với Busan bằng đường bộ và đường sắt | – Cảng chuyên phục vụ nội địa với các mặt hàng chủ lực như: dệt may, hóa chất, bia – Có định hướng trở thành cảng nước sâu chuyên tuyến Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á trong thời gian tới | 7 – 11 |
2) Cảng biển phụ trợ ở Hàn Quốc
Tên cảng | Ký hiệu | Vị trí địa lý | Đặc điểm nổi bật | Thời gian vận chuyển / Ngày |
---|---|---|---|---|
Gunsan (Kunsan) | GUN | Nằm gần cửa sông Kumkang trên bờ biển phía tây | – Mặt hàng chủ yếu là nông sản địa phương(đặc biệt là lúa gạo) – Cảng có cầu cảng dài 600m để xử lý 1,2 triệu tấn ngũ cốc | 7 – 11 |
Mokpo | MKP | Nằm ở thành phố Mokpo, tỉnh Nam Jeolla | – Có thể tiếp nhận nhiều tàu siêu trọng cùng một lúc | 8 – 12 |
Ulsan | USN | Nằm tại Ulsan | – Cảng tương đối mới, được thành lập vào tháng 7/2007 nhưng lại là cảng lớn nhất Hàn Quốc về diện tích – Đây là một cảng chuyên đóng – sửa tàu của của tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai & Nhà máy đóng tàu Gunsan | Liên hệ riêng |