Học Logistics Ra Trường Làm Gì? Phân Biệt Logistics và Vận Tải

82 / 100

I. Logistics là gì?

Logistics là tập hợp các hoạt động nhằm đảm bảo cung cấp các thành phần cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa một cách kịp thời, hiệu quả.

Đối tượng của logistics trước đây chỉ là hàng hóa, sản phẩm hữu hình. Tuy nhiên, hiện nay người ta cũng sử dụng logistics cho cả những đối tượng như dịch vụ, thông tin, năng lượng…

Về phía người quản lý, logistics luôn gắn với việc phải lựa chọn phương án tối ưu nhằm kiểm soát hiệu quả về thời gian và chi phí trong suốt quá trình hàng hóa lưu thông.

II. Học logistics là học gì?

Đối với các trường dạy các môn học Logistics theo hướng chuyên môn hoá, chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng, học viên được học chuyên sâu về cách vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ của hàng hóa với nhiều phương thức vận tải khác nhau như đường bộ, đường sắt và đường biển.

Học Logistics Ra Trường Làm Gì? Phân Biệt Logistics và Vận Tải 5
Học logistics ra làm gì?

Đồng thời, ngành này cũng được học những kiến thức marketing quốc tế, quản trị chiến lược, xây dựng – quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải một cách tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong cung ứng hàng hóa.

Xem thêm: Dịch vụ khai báo hải quan trọn gói

III. Logistics khác vận tải như thế nào?

1. Logistics

  • Quản lý Toàn Diện: Logistics không chỉ giới hạn ở việc vận chuyển hàng hóa mà còn bao gồm quản lý các hoạt động như lưu trữ, đóng gói, xử lý đơn hàng, và quản lý hàng tồn kho.
  • Tối Ưu Hóa Chuỗi Cung Ứng: Logistics tập trung vào việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng từ việc sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, đến phân phối hàng hóa, nhằm giảm thiểu chi phí và tối đa hóa hiệu suất.
  • Quản Lý Hàng Tồn Kho: Logistics bao gồm việc dự đoán nhu cầu, quản lý lưu trữ, và theo dõi hàng tồn kho để đảm bảo rằng hàng hóa sẵn sàng được vận chuyển khi cần thiết.

2. Vận tải

  • Chuyển Giao Hàng Hóa: Vận tải tập trung vào việc di chuyển hàng hóa từ một địa điểm đến địa điểm khác thông qua các phương tiện như đường sắt, đường biển, đường hàng không, và đường bộ.
  • Chọn Lựa Phương Thức Vận Chuyển: Vận tải liên quan đến việc chọn lựa phương thức vận chuyển phù hợp như container biển, container hàng không, xe tải, và tàu hỏa để đáp ứng yêu cầu cụ thể của hàng hóa và tuyến đường.
  • Tối Ưu Hóa Địa Lý: Vận tải cần tối ưu hóa tuyến đường và lộ trình để giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển.

Tóm lại: Logistics bao gồm quản lý toàn diện của chuỗi cung ứng, trong khi vận tải tập trung chủ yếu vào việc chuyển giao hàng hóa từ điểm A đến điểm B thông qua các phương tiện vận chuyển khác nhau.

Logistics là một lĩnh vực rộng hơn, bao gồm cả quản lý và tối ưu hóa các hoạt động vận tải.

IV. Luật pháp Việt Nam phân loại dịch vụ logistics thành những phân ngành nào?

Hiện nay, dịch vụ logistics được phân loại như sau:

  • Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
  • Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
  • Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
  • Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
  • Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
  • Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
  • Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
  • Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
  • Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
  • Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
  • Dịch vụ vận tải hàng không.
  • Dịch vụ vận tải đa phương thức.
  • Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.
  • Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác. 

Ngoài các dịch vụ trên, nếu có các dịch vụ khác mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật Thương mại thì cũng được coi là dịch vụ logistics.

V. Cấp bậc nghề nghiệp việc làm trong logistics 

Cũng giống như các lĩnh vực khác, hiện nay ngành logistics được chia thành 5 cấp bậc như:

  • Giám đốc chuỗi cung ứng (logistics chain director): người nắm giữ vị trí này sẽ phải phụ trách tất cả các hoạt động trong ngành logistics mà có liên quan đến chuỗi cung ứng cả ở trong nước lẫn quốc tế
  • Giám đốc logistics: với vị trí này, người đảm nhận chính là người quản lý, đứng đầu, kiểm soát và phân bổ tất cả các hoạt động logistics trong doanh nghiệp bạn.
  • Quản lý logistics (Logistics manager): như tên gọi của chức vụ, quản lý logistics chính là những người giúp việc cho cấp trên của mình trong việc quản lý nhân sự nhằm đảm bảo hiệu quả công việc.
  • Giám sát logistics (logistics Supervisor): có một số công ty bỏ quan chức vụ, tuy nhiên công việc của họ là giám sát quá trình làm việc của nhân viên, đảm bảo tiến độ làm việc.
  • Nhân viên logistics: những sinh viên theo học ngành logistics thường bắt đầu ở vị trí nhân viên logistics, vị trí này giúp bạn có thể trau dồi thêm kinh nghiệm về nghề nghiệp đồng thời là bước đầu làm quen về logistics.

VI. Các vị trí làm việc khi học xong trường Logistics

Học Logistics Ra Trường Làm Gì? Phân Biệt Logistics và Vận Tải 6
  • Nhân viên vận hành kho
  • Nhân viên kinh doanh
  • Nhân viên chứng từ
  • Nhân viên cảng
  • Chuyên viên thu mua
  • Nhân viên giao nhận
  • Nhân viên hiện trường
  • Nhân viên hải quan
  • Chuyên viên thanh toán quốc tế
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng

VII. Nên học ngành Logistics ở đâu?

Học Logistics Ra Trường Làm Gì? Phân Biệt Logistics và Vận Tải 7

Chính vì sự cần thiết và quan trọng của ngành logistics mà hiện nay ở Việt Nam, cũng có một số trường đại học, cao đẳng mở lớp đào tạo về các vị trí trong ngành logistics này. Nắm bắt được sự phát triển của logistics trên thị trường cho nên những năm gần đây các trường đại học đã cho ra đội ngũ logistics khá đông.

Nếu như bạn yêu thích ngành logistics, bạn có thể theo tham khảo các trường dạy học Logistics tại bài viết : Gợi ý trường dạy học ngành Logistics tại Việt Nam2022

VIII. Những yêu cầu gì khi làm nghề logistics?

  • Năng động, nhạy bén  và tuy duy logic trong công việc
  • Siêng năng, cần cù, kiên trì, luôn cập nhật và nâng cao kiến thức nghề nghiệp
  • Sáng tạo, có khả năng lên kế hoạch , sắp xếp công việc
  • Giỏi ngoại ngữ là một lợi thế mạnh
  • Kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực cao, có tinh thần trách nhiệm
  • Có tố chất quản lí và có kỹ năng giao tiếp

Nếu bạn đang cần 1 công ty để thực tập các công việc liên quan đến Logistics. Công ty Vận Tải An Pha, nơi đào tạo ra những Best Saler trong nghành Logistics với sự hỗ trợ cực tốt từ đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của công ty. Liên hệ hotline: +84 919 060 101 (Mr Phú) để được phỏng vấn!

5/5 - (1 bình chọn)
We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      TRỤ SỞ CHÍNH

      LIÊN HỆ NHANH MÃ QR

      Công Ty TNHH Thương Mại Và Vận Tải An Pha Trần

      Giấy chứng nhận ĐKKD số 0313384770 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp.
      Văn phòng chính: 45a Nguyễn Thượng Hiền, P.5, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam.
      Tel,Viber,Line,whatapps,Wechat: +84 919 060 101 (Mr Phú)
      Email: [email protected]
      Phone Company: +84 28 3811 3811 / 3811 3979

      VP Hải Phòng

      VP Bình Dương

      VP Hà Nội

      VP Đà Nẵng

      VP Miền Trung

      Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Vận Tải Trong Nước Và Quốc Tế
      Logo
      Enable registration in settings - general