Trong quá trình vận chuyển hàng hoá đường biển quốc tế ngoài các khoản phí chính thì còn có một một số khoản phí khác gọi là phụ phí vận tải đường biển quốc tế. Hãy cùng tìm hiểu qua một số phụ phí sau đây.
>>Xem thêm: Giá Vận Chuyển Hàng Đường Biển Quốc Tế
Một Số Phụ Phí Vận Tải Đường Biển Quốc Tế Phổ Biến Hiện Nay
I. Phụ Phí Vận Chuyển Đường Biển Quốc Tế Đối Với Hàng Xuất Khẩu
1. Cước đường biển (Ocean freight – O/F hay OF) : tính trên container/ cbm
Chi phí vận tải đơn thuần từ cảng biển đi đến cảng biển đích hay còn được gọi là cước đường biển.
2. Phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng (Terminal Handling Charge – THC) : tính trên container/ cbm
Phụ phí tại cảng để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng như: xếp dỡ container, tập kết container từ bãi container ra cầu tàu,… Thực chất đây là phí do cảng quy định, các hãng tàu chi hộ và sau đó thu lại từ bên thuê vận chuyển.
3. Phí vận đơn đường biển (Bill of Lading fee – BL Fee) : tính trên Set
Phí phát hành một bộ chứng từ để xác nhận về thông tin cụ thể của một lô hàng, người gửi, người nhận, mặt hàng, số lượng, ngày tàu chạy, nơi đi, nơi đến, … là một chứng từ quan trọng để có thể gửi và nhận hàng cũng như đối chiếu làm thủ tục hải quan.
4. Phụ phí xăng dầu (Emergency Bunker Surcharge – EBS) : tính trên container/ cbm
EBS là phụ phí xăng dầu cho các tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí “hao hụt” do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu.
5. Phí niêm chì container vận chuyển đường biển (Seal) : tính trên cái (pcs)
Một loại dụng cụ chuyên dùng để niêm phong, bảo mật hàng hóa.
6. Phí khai hải quan bắt buộc ở Mỹ/Canada/China (Automatic Manifest System – AMS): tính trên Set
Phí khai báo hải quan tự động cho nước nhập khẩu (thường là Mỹ, Canada, Trung Quốc). Đây là phí khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa được xếp lên tàu để chở đến cảng của các nước này.
7. Phí khai Manifest điện tử cho các lô hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản (Advance Filing Rules – AFR) : tính trên Set
Phí khai Manifest bằng điện tử cho hàng hóa nhập khẩu vào Nhật.
8. Phụ phí kê khai sơ bộ hàng hóa nhập khẩu vào các nước thuộc Liên hiệp châu Âu (Entry Summary Declaration – ENS) : tính trên Set
Phí khai Manifest tại cảng đến cho các lô hàng đi châu Âu (EU). Đây là phụ phí kê khai sợ lược hàng hóa nhập khẩu vào liên hiệp châu Âu nhằm đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, an ninh cho khu vực.
9. Phí xếp dỡ, quản lí kho tại cảng đối với hàng LCL (Container Freight Station fee – CFS) : tính trên CBM
Phí xếp dỡ, quản lí kho tại cảng, dỡ hàng hóa đóng hàng vào container.
II. Phụ Phí Vận Chuyển Đường Biển Quốc Tế Đối Với Hàng Nhập Khẩu
1. Cước đường biển (Ocean freight – O/F hay OF) : tính trên container/ cbm
Chi phí vận tải đơn thuần từ cảng biển đi đến cảng biển đích hay còn được gọi là cước đường biển.
2. Phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng (Terminal Handling Charge – THC) : tính trên container/ cbm
Phụ phí tại cảng để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng như: xếp dỡ container, tập kết container từ bãi container ra cầu tàu,… Thực chất đây là phí do cảng quy định, các hãng tàu chi hộ và sau đó thu lại từ bên thuê vận chuyển.
3. Phí lệnh giao hàng (Delivery Order fee – D/O hay DO) : tính trên Set
Phí bên vận chuyển phải phát hàng bộ lệnh dung để nộp chứng mình người được quyền/ ủy quyền lấy lô hàng đó ra khỏi cảng.
4. Phí vệ sinh container (Cleaning Container Free – CCF) : tính trên container
Phí mà người nhập khẩu hàng hóa phải trả cho hãng tàu để làm vệ sinh cho vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu đã rút hết hàng và trả vỏ container rỗng tại các bãi tập kết container.
5. Phụ phí mất cân đối vỏ container (Container Imbalance Charge-CIC hay Equipment Imbalance Surcharge-EIS) : tính trên container/ cbm
Hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập, là phí chuyển vỏ container rỗng các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi nhiều/dư đến nơi ít/ thiếu để đảm bảo lượng container vận chuyển cho tuyến cần hơn.
6. Phí đại lý theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa và khai báo manifest cho hàng nhập với cơ quan hải quan trước khi tàu cập cảng (Handling – HDL)
7. Phí xếp dỡ, quản lí kho tại cảng đối với hàng LCL (Container Freight Station fee – CFS) : tính trên cbm
Phí xếp dỡ, quản lí kho tại cảng, dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho.
III. Một Số Phụ Phí Vận Tải Đường Biển Quốc Tế Khác Có Thể Có
1. Phụ phí mùa cao điểm (Peak Season Surcharge- PSS): tính trên TEU/ cbm
Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười hàng năm, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ Tạ Ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.
2. Phụ phí tắc nghẽn cảng (Port Congestion Surcharge-PCS): tính trên TEU/ cbm
Phụ phí áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu khi phải neo đậu không vào dỡ hàng được.
3. Phụ phí nhiên liệu (Bunker Adjustment Factor-BAF hay Fuel Adjustment Factor-FAF): tính trên TEU
Phụ phí hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu.
4. Phí biến động tỷ giá (Currency Adjustment Factor-CAF):
Phụ phí hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ.
5. Phụ phí thay đổi nơi đến (Change of Destination-COD)
Phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển nội bộ, …
6. Phí kê khai an ninh dành cho các nhà nhập khẩu tại Mỹ (Import Security Kiling-ISF): tính trên Set
Ngoài việc kê khai thông tin hải quan Mỹ tự động, tháng 1-2010 hải quan Mỹ và cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ chính thức áp dụng thêm thủ tục kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu.
7. Phụ phí qua kênh đào Suez (Suez Canal Surcharge – SCS) : tính trên TEU
Phụ phí qua kênh đào Suez, phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez
Như vậy, Alphatrans đã thông kê các loại phụ phí mà bạn phải thanh toán khi tham gia Dịch vụ vận chuyển đường biển quốc tế. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm công ty vận tải biển uy tín để nhập khẩu sản phẩm chính ngạch hay bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến dịch vụ khai hải quan xuất nhập khẩu. Liên hệ ngay với Alphatrans để được tư vấn trực tiếp và miễn phí!