I. Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột có thể là cảng hàng không “xui xẻo” nhất khi nó thường xuyên bị so sánh với cảng hàng không Liên Khương kế bên(“cảng hàng không” và “sân bay” là hai khái niệm khác nhau, để hiểu rõ hơn bạn nên đọc bài viết cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam của tôi). Tuy nằm ở vị trí quan trọng của tỉnh tỉnh Đắk Lắk và khu vực Tây nguyên, giáp biên giới Campuchia nhưng do nhu cầu thực tế của người dân thấp nên chưa được đầu tư đúng mức.
Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột do Mỹ – Ngụy xây dựng và được đưa vào hoạt động từ 26/09/1972 với chức năng là Cảng Hàng không căn cứ chỉ huy của không quân Ngụy (VCDA).
Đây là Cảng Hàng không phục vụ cho các loại máy bay quân sự. Trước đây, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột được gọi là Cảng hàng không Phụng Dực (Phượng Hoàng bay). Ngoài ra, do có quận hành chính Hòa Bình gần Cảng Hàng không nên Cảng hàng không này cũng có tên là Phi trường Hòa Bình.
Sau khi giải phóng được Buôn Ma Thuột vào năm 1975, nhà nước đã mở lại các đường bay từ: Buôn Ma Thuột đi TP.Hà Nội, TP.Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và ngược lại với chức năng là sân bay hàng không dân dụng do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (nay là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam) đã đầu tư và phát triển thêm.
Ngoài phục vụ nhu cầu vận chuyển nội địa thì cảng hàng không Buôn Ma Thuột cũng có những chuyến bay quốc tế nhưng còn khá ít và chủ yếu là dạng “hỗ trợ” cho cảng hàng không Liên Khương.
Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa
II. Cơ Sở Kỹ Thuật Của Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đang có phương án nâng cấp lên cảng hàng không quốc tế nhưng bị đánh giá là phí phạm do nhu cầu thực tế không có, sân bay Liên Khương kế bên được đánh giá là có tiềm năng cao hơn trở thành sân bay quốc tế do nhu cầu thực tế và cơ sở vật chất đều tốt hơn.
Thông Tin Kỹ Thuật | Số Liệu Kỹ Thuật | Chi Tiết |
---|---|---|
Tổng diện tích | ~ 230 ha(Sân bay có diện tích dành cho quân dụng nhưng không được đề cập) | – Mở rộng lên 464 ha khi phương án nâng cấp lên cảng hàng không quốc tế được phê duyệt |
Đường cất hạ cánh | 01 | – Mở rộng, kéo dài đường HCC đạt kích thước: 3.000mx 45m – Lề đường cất hạ cánh: Độ rộng 7,50m, bằng bê tông nhựa. – Dải bảo hiểm sườn: 3.000m x 52,5m. Hai bên, bằng đất nện K0.95, phủ cỏ |
Đường lăn | 01 | – Đường lăn mở rộng 2 bên đạt kích thước: 209mx18m – Loại mặt đường: Bê tông nhựa có sức chịu tải PCN:45/F/B/W/T |
Sân đỗ | 32.588,8 m2 (254,6m x 128m) | – Năng lực: Đủ chỗ cho 5 máy bay như: A320, A321, ATR72, F70 và CRJ-900 đậu cùng một lúc – Trên sân đậu có 04 hố neo đã thiết kế sẵn phục vụ công tác neo tàu bay khi có bão, lốc xảy ra |
Hạng sân bay (IATA: BMV; ICAO: VVBM) | 4C (ICAO) và sân bay quân sự cấp 1 | – Tiêu chuẩn phục vụ hành khách mức C theo IATA |
Nhà ga hành khách | 7.175 m2 | – Tầng trệt: Là nơi diễn ra các hoạt động cung ứng các dịch vụ hàng không và phi hàng không – Tầng lửng: Là nơi hành khách đi máy bay đã làm xong các thủ tục hàng không được chờ tại khu vực này để ra cửa lên máy bay – Công xuất phục vụ theo thiết kế là 1,0 triệu hành khách/năm |
Trang thiết bị dẫn đường | Đài kiểm soát không lưu / Ra-đa / Hệ thống đèn hiệu hàng không | – Đèn tiếp cận, đèn thềm và đèn cuối đường cất hạ cánh, đèn tim, đèn chớp tuần tự, đèn chớp xác định đầu thềm, đèn PAPI |
An ninh & An toàn | Trang thiết bị hiện đại | – Hệ thống ngăn chặn khủng bố; hệ thống camera giám sát; hệ thống báo cháy & chữa cháy tự động; hệ thống kiểm soát cửa ra vào; máy soi chiếu an ninh; hệ thống cung cấp điện dự phòng 24/24; dịch vụ y tế/ cấp cứu 24/7,… |
Khu vực ngoài | Không có số liệu | |
Năng lực phục vụ | 1 ~ 1,5 triệu khách / năm | – Có khả năng nâng cấp lên cảng hàng không quốc tế nhưng ít có khả năng vì không được ưu tiên đầu tư |