Trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu chắc hẳn các bạn sẽ nghe cụm từ Consignee. Vậy Consignee là gì? Bài viết sau đây của Alphatrans sẽ tổng hợp, chắc rằng sẽ giải đáp được phần nào câu hỏi của bạn.
I. Consignee là gì?
- Consignee viết tắt cnee là người nhận hàng, đồng thời cũng là người mua hàng (buyer) theo vận đơn đích danh (là vận đơn mà ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng và người vận chuyển chỉ giao hàng cho người có tên trên vận đơn, vận đơn này không được chuyển nhượng bằng phương pháp thông thường, muốn chuyển nhượng phải tuân theo quy định pháp luật nơi diễn ra hành động chuyển nhượng), còn consignee không phải là người mua hàng theo vận đơn vô danh – là vận đơn không ghi tên người nhận hàng và cũng không ghi theo lệnh, vận đơn này chuyển nhượng bằng cách trao tay vì ai cầm vận đơn đều có thể nhận được hàng.
- Vận đơn trong vận chuyển hàng hóa đường biển phải điền đầy đủ thông tin congsinee : Tên consignee, địa chỉ của consignee, số điện thoại, fax, email…
- Một số lưu ý : Consignee có thể là buyer hoặc không phải là buyer. Ví dụ với vận đơn to order ( vận đơn vô danh) thì miễn là người nào cầm bill sẽ nhận được hàng, tức họ là consignee.
- Trong hầu hết các đơn vận tải biển thì consignee cũng chính là notify party, còn với vận đơn to order (vận đơn vô danh) là vận đơn không ghi tên người nhận hàng và cũng không ghi theo lệnh, vận đơn này chuyển nhượng bằng cách trao tay vì ai cầm vận đơn đều có thể nhận được hàng.
>>Xem thêm: Dịch vụ Vận Chuyển Hàng Không Quốc Tế
II. Cách phân biệt đâu là Shipper, đâu là Consignee và Seller và Buyer
- Thông thường 2 thuật ngữ Consignee – Shipper và Seller – Buyer cũng được rất nhiều người quan tâm và chú ý bởi đây là 2 thuật ngữ dễ bị nhầm lẫn. Nếu bạn không nắm rõ được 2 khái niệm này sẽ rất dễ nhầm lẫn trong quá trình làm nghiệp vụ.
- Đa số hợp đồng ngoại thương sẽ có 2 chủ thể rõ ràng là Seller và Buyer nhưng trong các chứng từ vận đơn lại sử dụng thuật ngữ Shipper và Consignee.
- Trong các hợp đồng mua bán, người bán sẽ được gọi là Seller. Khi phát hành letter of credit (thư tín dụng thanh toán ), người bán không còn được gọi là seller mà đổi thành Beneficiary (người thụ hưởng) và người mua lúc này sẽ được gọi là Remitter – nghĩa là người gửi tên hoặc người thanh toán.
- Còn khi phát hành vận đơn Bill of lading thì người bán sẽ được gọi là Shipper, người mua sẽ được gọi là Consignee.
- Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp thuê một đơn vị trung gian làm người đại diện gửi hàng. Khi đón, bên xuất khẩu sẽ cần phải nắm rõ được xem ai là người bán, ai là người mua. Khi nắm rõ được thì bạn sẽ tránh được các rủi ro không mong muốn.
- Khi đó, shipper chỉ đóng vai trò là đơn vị trung gian mua hàng và shipper sẽ bán lại hàng cho nhà nhập khẩu. Bên mua cũng có thể nhớ công ty Forwarder (FWD) nhận hàng để đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ và giảm thiểu chi phí.
Xem thêm: Dịch vụ khai báo hải quan trọn gói
III. Các lưu ý cần biết về Consignee và Notify Party trong Xuất Nhập Khẩu
Như ở trên đã nhắc đến, Notify party và Consignee đôi khi có vai trò giống nhau, nhất là đối với vận tải đường biển. Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp, 2 vị trí này có nhiệm vụ khác nhau. Mối liên quan giữa Notify party và Consignee có thể được thể hiện như sau:
Cnee | Notify party | Mối quan hệ giữa Notify Party vs Cnee |
---|---|---|
To order hoặc | Forwarder A | Có thể là FWD tại nơi đến có quyền nhận hàng, thông quan nhập khẩu & giao hàng cho người nhận hàng cuối cùng khi Vận đơn ký hậu được giao |
To order of Shipper | Company B | Có thể là người nhận hàng cuối cùng được hãng tàu thông báo khi hàng đang chuẩn bị đến cảng đích… |
To order of Bank C | Forwarder A | Có thể là FWD tại nơi đến có quyền nhận hàng, thông quan nhập khẩu & giao hàng cho người nhận hàng cuối cùng |
Company B | Có thể là người nhận hàng cuối cùng được hãng tàu thông báo khi hàng đang chuẩn bị đến cảng đích… Khi nhận được thông báo hàng đến, người mua sẽ thanh toán cho NH phát hành (ngân hàng của người nhận) khoản phí như thỏa thuận theo hợp đồng mua bán và nhận vận đơn ký hậu bản gốc để lấy hàng | |
Company B | Forwarder A | Có thể là FWD tại nơi đến có quyền nhận hàng, thông quan nhập khẩu & giao hàng cho người nhận hàng cuối cùng |
Same as Cnee | Khi không có thông tin một bên nhận thông báo hàng đến cụ thể & chỉ được show khi mục Cnee thể hiện đầy đủ thông tin liên hệ của Cnee | |
Cá nhân | Cá nhân | Có thể là người nhận hàng cuối cùng, trong trường hợp hàng hóa là vật dụng cá nhân, Cnee có thể trùng với Shipper |
Forwarder A | Có thể là FWD tại nơi đến được ủy quyền thay người nhận để nhận hàng, thông quan nhập khẩu & giao hàng |
- Nếu Notify Party là Forwarder A, Consignee là “To order hay to order of shipper” thì Forwarder A có quyền được nhận hàng, thông quan nhập khẩu và giao hàng cho người nhận cuối tại địa điểm đến trước khi vận đơn ký hậu được giao. Lúc này, Company B có thể là người nhận hàng cuối cùng được hãng tàu thông báo khi hàng đang chuẩn bị đến cảng đích…
- Nếu Consignee là “To order of Bank C” còn Notify là Forwarder A thì việc nhận hàng, thông quan nhập khẩu và giao hàng sẽ dành cho người nhận hàng cuối cùng còn Company B cũng có thể là người nhận hàng cuối khi hãng tàu thông báo. Khi nhận được thông báo hàng đến, người mua sẽ thanh toán cho ngân hàng phát hành của người nhận khoản phí như thỏa thuận theo hợp đồng mua bán và nhận vận đơn ký hậu bản gốc để lấy hàng.
- Nếu Notify là Forwarder A, consignee là Company B thì Forwarder có quyền nhận hàng tại điểm đến.
- Nếu Notify là Cá nhân, Consignee cũng là cá nhân, consignee và shipper có thể trùng. Với trường hợp mặt hàng đó là vật dụng của cá nhân thì người được nhận hàng cuối cùng. Nói chung, có thể thấy tùy theo các quy định, điều khoản của nội dung hợp đồng mua bán, thương mại mà các thuật ngữ này sẽ được sử dụng khác nhau, mang ý nghĩa và vai trò khác nhau. Nếu có các phần nào được để trống trong hợp đồng, cần nhanh chóng thông báo với người nhận hàng để họ nắm rõ tình hình và có phương án xử lý.
Như đã phân tích ở trên, Alphatrans đã giải thích “Consignee là gì? Các lưu ý Các Lưu Ý Giữa Consignee Và Notify Party” trong xuất nhập khẩu.Bài viết đã tóm lược khá đầy đủ và Alphatrans hi vọng các bạn đọc sẽ hiểu hơn thế nào là Consignee và sự khác nhau giữa Cnee và Shipper là như thế nào. Công ty Alpatrans chung tôi cảm ơn các bạn theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp của chúng tôi nhé.