
Đây là bài viết tổng hợp lần 2 về “Hòn đảo xinh đẹp / Trung Hoa Dân Quốc – Đài Loan” với nguồn tư liệu phong phú, đa dạng, chính xác và có độ tin cậy cao hơn vào tháng 9 năm 2023. Bài viết này được lấy thông tin từ các nguồn như sau:
– Wikipedia: Kiến thức tổng quan và đặc điểm sơ bộ cảng biển ở Đài Loan.
– Searates: Phân bố, mật độ và thông tin chi tiết từng cảng biển ở Đài Loan.
– Marineinsight: Website báo chí uy tín hàng đầu về cảng biển trên khắp thế giới(Đây là nguồn dữ liệu chính của bài viết này).
– Bộ giao thông vận tải Đài Loan(MOTC) và Tổng công ty Cảng quốc tế Đài Loan(TIPC): Cung cấp thông tin chính xác về 4 cảng biển quốc gia bao gồm: Keelung(Cơ Long), Taichung(Đài Trung), Kaohsiung(Cao Hùng) và Hualien(Hoa Liên).
– Một số kênh Youtube đóng góp kiến thức chắt lọc và chính xác: “Battlecry – Khám Phá”; “Dương địa lý”; …
– Nguồn tư liệu từ các bài viết tổng hợp trước: Cảng biển ở Trung Quốc, Cảng biển ở Hoa Kỳ.
I. Đài Loan – Kẻ cản trở ước mơ của người khổng lồ
Có thể xem Cuba và Đài Loan là con dao kề trước cổ của hai siêu cường lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Với tư tưởng chính trị khác nhau và đều nằm ở vị trí hiểm yếu, hai quốc gia này tạo ra nỗi lo lắng mà không thể giải quyết của cả hai nước lớn – dù có sử dụng mọi biện pháp, nhu hay cương đều không thể giải quyết triệt vấn đề.
Nhờ có các chính sách hợp lý, vị trí địa lý chiến lược và hỗ trợ mạnh mẽ của Hoa Kỳ mà Đài Loan đã trở thành 1 trong 4 con rồng của Châu Á(Hàn Quốc, Singapore và Hong Kong).
Hiện nay, tình hình Đài Loan – Trung Quốc vẫn vô cùng căng thẳng và có thể xảy ra chiến tranh bất cứ lúc nào. Việc vận chuyển hàng hóa, du lịch hoặc làm việc tại Đài Loan đều có rủi ro nhất định mà bạn cần cân nhắc trước khi thực hiện quyết định của mình.
II. Đặc điểm địa hình cảng biển ở Đài Loan
Các cảng biển ở Đài Loan đóng một vai trò quan trọng trong thương mại xuất nhập khẩu của đất nước và thế giới(Ngành công nghiệp chip – bán dẫn hàng đầu thế giới). Ngoại thương là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Đài Loan.
Tuy có nhiều đảo nhỏ xung quanh nhưng không thích hợp để xây dựng cảng biển, tất cả cảng biển ở Đài Loan đều tập trung tại hòn đảo chính.
Địa hình của Đài Loan khá phức tạp, nên việc xây dựng và bảo trì cơ sở hạ tầng hết sức khó khăn. Các cảng biển ở Đài Loan chủ yếu tập trung ở phía Đông hòn đảo, để tận dụng tối đa lợi thế về địa hình(tuy nhiên cảng lớn nhất lại nằm ở phía Tây hòn đảo).
III. Các cảng biển ở Đài Loan
1) Các cảng biển trọng yếu của Đài Loan
Tên cảng | Ký hiệu | Vị trí địa lý | Đặc điểm nổi bật | Thời gian vận chuyển / Ngày |
---|---|---|---|---|
Kaohsiung(Cao Hùng) | KHH | Nằm trên bờ biển phía Tây Nam của Đài Loan, tiếp giáp thành phố Cao Hùng | – Cảng biển lớn nhất của Đài Loan(xử lý hơn 50% hàng hóa tại đảo quốc). Đồng thời là trung tâm phân phối hàng đi khắp Đài Loan – Cảng liên tục được đầu tư và mở rộng để trở thành cảng trung chuyển lớn nhất khu vực Đông Á | 4 – 10 |
Keelung(Cơ Long) | KEL | Nằm trên bờ biển phía Bắc của Đài Loan | – Đây là cảng biển quốc tế tự nhiên và lớn thứ 2 tại Đài Loan – Cảng biển đa chức năng, phục vụ cho quân sự, tàu cá và du lịch | |
Taichung(Đài Trung) | TXG | Nằm ở giữa bờ biển phía Tây của đảo Đài Loan | – Đây là một cảng quốc tế mới của Đài Loan – Cảng tuy không nhộn nhịp bằng Keelung và Kaohsiung nhưng lại có diện tích lớn hơn rất nhiều – Cảng có các chính sách cho thuê lại để các công ty nước ngoài vận hành và khai thác | |
Hualien(Hoa Liên) | HUN | Nằm ở giữa bờ biển phía Đông của hòn đảo, cách thành phố Hoa Liên khoảng 3km về phía Đông Bắc | – Cảng chạy dọc theo đê chắn sóng của thành phố – Cảng nằm trong vùng hoạt động của các cơn bão mạnh của Thái Bình Dương nên sẽ có những lúc không thể hoạt động | |
Taipei(Đài Bắc) | TPE | Nằm ở quận Pali, thành phố Tân Bắc, Đài Loan | – Trước đây từng có kiến nghị sáp nhập với cảng Keelung nhưng sau đó bị đình trệ vì một vài lý do – Đây là một cảng nhân tạo, được xây dựng bằng cách khai hoang vùng đất ven biển |
2) Các cảng biển bổ trợ của Đài Loan
Tên cảng | Ký hiệu | Vị trí địa lý | Đặc điểm nổi bật | Thời gian vận chuyển / Ngày |
---|---|---|---|---|
Mailiao(Thư Liêu) | MLI | Nằm trong khu vực công nghiệp của quận Yunlin | – Đây là cảng nước sâu tốt nhân tạo nhất của Đài Loan. Phục vụ cho hoạt động kinh tế địa phương – Điểm nổi bật tại cảng này là hiệu suất làm việc thực tế luôn cao số liệu ước lượng, tăng dần đều hằng năm | 6 – 10 |
Anping(An Bình) | APG | Nằm trên bờ biển phía Tây Nam Đài Loan | – Cảng phụ quan trọng nhất của Kaohsiung(Cao Hùng), cảng dần bị xuống cấp do lượng phù sa liên tục bồi đắp làm các tàu trọng tải lớn không thể vào cảng | |
Suao(Tô Áo) | SUO | Nằm trên Vịnh Suao ở vùng Đông Bắc Đài Loan, phía Nam đồng bằng Lanyang | – Đây là một bến cảng tự nhiên bổ trợ cho cảng Keelung(Cơ Long) của Đài Loan – Cảng có một hệ thống xử lý các loại hàng hoá đặc biệt như hoá chất độc hại như axit para xylene(C8H10) và kali sunfat(K2SO4) |