Hoạt động lưu thông hàng hóa tại Việt Nam nói chung và toàn thế giới nói riêng hiện nay vô cùng tấp nập. Dựa trên trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, người ta đã chế tạo ra các cơ cấu nâng hạ hàng khác nhau để hỗ trợ việc nâng – hạ, dịch chuyển hàng hóa. Trong đó, TOP 4 cơ cấu phổ biến nhất chính là cơ cấu nâng hạ thủy lực, cơ cấu nâng hạ vít me, cơ cấu nâng hạ cầu trục và cơ cấu nâng hạ khí nén.
I. Cơ Cấu Nâng Hạ Hàng Thủy Lực
Cơ cấu nâng hạ hàng hóa thủy lực vận hành nhờ vào áp suất thủy lực được tạo nên trong xi lanh. Áp suất này sẽ đẩy piston dịch chuyển để chuyển đổi động năng thành cơ năng, tạo ra lực nâng hạ hàng hóa.
Cơ cấu nâng hạ thủy lực chủ yếu được cấu tạo từ những bộ phận dưới đây:
- Động cơ: Trong hệ thống nâng hạ thủy lực, động cơ là cơ cấu chấp hành chính. Nhiệm vụ của bộ phận này là biến đổi động năng thành cơ năng, chuyển động tịnh tiến để thực hiện thao tác nâng hạ hàng hóa.
- Xi lanh: Thường có hai loại là xi lanh đơn và xi lanh kép. Trong đó, xi lanh kép là loại được sử dụng phổ biến hơn.
- Van phân phối: Có nhiệm vụ điều tiết dòng chảy tại các nút của đường ống thủy lực để điều tiết quá trình chuyển động và nâng hạ của tổng thể cơ cấu. Van chỉ cho phép dòng chảy di chuyển trong một đường ống nhất định. Nhờ thế mà cả hệ thống nâng hạ thủy lực vận hành ổn định.
- Cơ cấu phân phối: Đây là nơi tập trung các đầu nút trong đường ống lưu thông thủy lực.
II. Cơ Cấu Thiết Bị Nâng Hạ Vít Me
Cơ cấu nâng hạ vít me là cơ cấu nâng hạ cơ khí với thiết kế trục vít gắn liền đai ốc để thực hiện nhiệm vụ truyền động cơ học. Hệ thống này có tốc độ nâng hạ với độ chính xác cao, có khả năng chịu lực nhờ ren ở hai đầu mối. Cơ cấu thường được sử dụng trong cửa phai của các nhà máy thủy điện hay công trình thủy lợi.
Hoạt động của trục vít me đều theo quy luật sau: Trục vít me đứng yên thì đai ốc di chuyển tịnh tiến và ngược lại. Nguyên nhân là bởi cơ cấu có ren ở hai đầu. Dựa vào hình thức chuyển động, cơ cấu nâng hạ hàng vít me được phân thành hai loại như sau:
1. Cơ cấu vít me chuyển động dọc
Cơ cấu này có cơ cấu hành trình chuyển động theo chiều dọc từ dưới hướng lên trên hoặc ngược lại. Nhờ vậy, chuyển động dọc để nâng hạ sẽ theo chiều tịnh tiến của vít me và đảm bảo tốc độ làm việc hiệu quả.
2. Cơ cấu vít me chuyển động quay
Cơ cấu vận hành theo nguyên lý trục vít me chuyển động quay, đai ốc di chuyển theo hướng của trục. Đai ốc sẽ chuyển động tịnh tiến lên xuống khi trục hành trình chuyển động quay.
III. Cơ Cấu Nâng Hạ Cầu Trục
Phần lớn cơ cấu nâng hạ hàng hiện nay đều được trang bị hệ thống nâng hạ cầu trục. Với hệ thống này, người vận hành chỉ cần thao tác đơn giản là có thể vận chuyển hàng trong một không gian xác định với tải trọng lớn.
1. Cấu tạo của cơ cấu nâng hạ cầu trục
Cơ cấu cầu trục thường bao gồm 04 bộ phận chính như sau:
- Xe cầu: Được thiết kế và tính toán kỹ lưỡng để có khả năng chịu lực tốt, thường là chất liệu thép. Xe cầu được bố trí cách một khoảng tương ứng với bánh xe con. Các bộ phận của xe cầu được liên kết thành khung hình chữ nhật trên mặt phẳng ngang.
- Xe con: Là bộ phận có khả năng di chuyển trong phạm vi đường ray của xe cầu. Cơ cấu nâng hạ cầu trục có thể có 1 hoặc nhiều xe con (1 xe chính và 2 xe phụ trở lên) để đáp ứng khả năng chịu tải của cả hệ thống.
- Cơ cấu nâng hạ: Được kết cầu bởi trục dầm với khả năng dịch chuyển theo chiều dọc. Cơ cấu nâng hạ thường đặt trên xe cầu, xe con để chuyển động theo dầm chính.
- Cơ cấu hãm phanh: Sử dụng một trong 3 loại phanh chủ yếu là phanh đĩa, phanh đai và phanh guốc. Vai trò của cơ cấu hãm phanh là tương tự nhau, tuy nhiên cần lựa chọn loại phù hợp để đáp ứng nhu cầu sử dụng của hệ thống nâng hạ.
Xem thêm: Dịch vụ nâng hạ Alphatrans
2. Ứng dụng trong thực tiễn
Cơ cấu nâng hạ cầu trục được ứng dụng đa dạng trong ngành công nghiệp sản xuất, có thể kể đến như:
- Phục vụ việc vận chuyển hàng: Đưa sản phẩm từ dây chuyền sản xuất lên các container hay phương tiện vận tải.
- Phục vụ việc lắp ráp hay lắp ghép hàng hóa: Di chuyển máy móc, thiết bị, các bộ phận hay bán thành phẩm trong dây chuyền sản xuất.
- Nâng và giữ chi tiết đang sản xuất.
- Phục vụ vận chuyển hàng hóa nhập kho hoặc xuất kho.
IV. Cơ Cấu Nâng Hạ Khí Nén
Cơ cấu nâng hạ hàng bằng khí nén vận hành bằng cách sản sinh cơ năng từ khí nén để nâng hạ hàng hóa. Cơ cấu này sẽ bao gồm 03 bộ phận cơ bản như sau:
- Bàn nâng: Được sản xuất từ chất liệu cứng cáp, có độ bền cao như thép không gỉ. Bàn nâng thường có diện tích rộng để nâng đỡ hàng hóa ổn định.
- Hệ thống khí nén: Là nơi vận hành chính của cả cơ cấu, cung cấp năng lượng để quá trình làm việc diễn ra trơn tru.
- Khung nâng: Có thiết kế chắc chắn và được cố định với nhau bằng ốc vít. Khung nâng phối hợp mượt mà với bàn nâng, hệ thống khí nén để nâng hạ hàng có tải trọng lớn.
Xem thêm: Dịch vụ nâng hạ, di dời kho xưởng, nhà máy tại TPHCM
Cơ cấu nâng hạ hàng hóa được thiết kế thành 04 phân loại chính như đã nêu ở trên. Sự xuất hiện của hệ thống này mang đến giải pháp tối ưu trong lưu thông hàng hóa. Người điều khiển có thể dễ dàng thao tác để điều khiển việc nâng hạ, di chuyển hàng theo ý muốn.