Theo quy định của pháp luật hiện hành, mọi doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều phải khai báo thủ tục hải quan điện tử. Đây là quy trình bắt buộc nhằm giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã thay đổi hình thức khai báo trực tiếp sang khai báo điện tử, nhờ vậy mà quá trình khai báo đã trở nên ngắn gọn và nhanh chóng hơn.
I. Thủ Tục Hải Quan Điện Tử Là Gì?
Thủ tục hải quan điện tử là hình thức khai báo thông qua phần mềm kê khai điện tử trực tuyến ECUS. Đây là phần mềm khai hải quan điện tử được thiết kế với khả năng đáp ứng hệ thống hải quan điện tử hiện đại và đầy đủ quy trình nghiệp vụ của hệ thống VNACCS/VCIS.
Theo đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành điền thông tin theo mẫu và gửi dữ liệu đến cơ quan hải quan có thẩm quyền. Cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận, xem xét và phê duyệt việc thông quan.
Khai báo thủ tục hải quan điện tử cần được phân biệt với hình thức khai hải quan từ xa. Doanh nghiệp làm thủ tục khai từ xa là sử dụng hình thức khai trên giấy và gửi đến cơ quan hải quan; sau đó, hệ thống cấp số tiếp nhận và đại điện doanh nghiệp phải mang từ khai trực tiếp đến chi cục hải quan làm việc. Ngược lại, thủ tục hải quan điện tử là hình thức làm việc trực tuyến (online) qua phần mềm, không yêu cầu trực tiếp đến làm việc tại trụ sở.
II. Ưu Nhược Điểm Của Khai Báo Thủ Tục Hải Quan Điện Tử
1. Ưu điểm khai báo thủ tục hải quan điện tử
Khai báo thủ tục hải quan điện tử được đánh giá là mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp. Cụ thể, hình thức khai báo hiện đại này có những ưu điểm như sau:
- Rút ngắn tối đa thời gian làm thủ tục: Việc xử lý dữ liệu trên nền tảng số chỉ mất thời gian khoảng 01 phút để nộp phiếu khai; sau đó, thông tin sẽ được xử lý và phân luồng ngay trong thời gian không quá 08 giờ làm việc.
- Tăng tính minh bạch trong quá trình xử lý: Các thông tin được đăng ký, quản lý trên hệ thống một cách chính xác và đầy đủ. Đồng thời, các sai sót, nhầm lẫn được giảm thiểu tối đa.
- Tiện lợi trong việc khai báo: Doanh nghiệp thực hiện khai báo thủ tục hải quan điện tử không cần đến trực tiếp cơ quan hải quan. Tất cả thủ tục đều có thể làm trực tuyến ở mọi nơi, mọi lúc.
- Tiết kiệm tối đa chi phí đi lại cho doanh nghiệp: Không yêu cầu doanh nghiệp phải đến tận trụ sở và giảm thiểu thời gian lưu thông, vận chuyển hàng hóa.
2. Nhược điểm khi tự làm thủ tục hải quan điện tử
Song song với những ưu điểm vượt trội, hình thức khai báo thủ tục hải quan điện tử vẫn còn một số hạn chế tồn tại:
- Yêu cầu công nghệ và kỹ năng kỹ thuật: Doanh nghiệp cần có nền tảng hạ tầng kỹ thuật tốt với nguồn mạng ổn định. Người tiến hành điền tờ khai và làm các thủ tục trên nền tảng phải có kỹ năng tốt trong việc sử dụng phần mềm.
- Vẫn còn xuất hiện trường hợp lỗi khiến quá trình khai báo bị ảnh hưởng.
- Nhà nước khó khăn trong việc kiểm soát thuế. Đã có nhiều trường hợp doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở này để trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế, gây thất thoát cho nhà nước.
- Thông tin đã khai trong tờ khai sẽ khó thể chỉnh sửa nếu đã truyền đi.
>>Xem thêm: Dịch vụ khai báo hải quan trọn gói
III. Quy Trình Khai Báo Thủ Tục Hải Quan Điện Tử Hàng Xuất Khẩu Lần Đầu
1. Những nội dung cần chuẩn bị khi làm Thủ tục hải quan điện tử
Doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điền tờ khai thì cần phải chuẩn bị sẵn cơ sở thiết bị và phần mềm khai hải quan điện tử. Cụ thể như sau:
- Máy tính có kết nối mạng;
- Chữ ký số (Token) của doanh nghiệp;
- Phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUS.
2. Quy trình tiến hành khai báo hải quan điện tử hàng xuất khẩu
Bước 1: Đăng ký chữ ký số (Token)
Doanh nghiệp tiến hành đăng ký mua chữ ký số tại đơn vị có thẩm quyền cấp. Sau đó, tiến hành truy cập vào website chính thức của Tổng cục Hải quan để đăng ký chữ ký số tại mục “Đăng ký doanh nghiệp sử dụng chữ ký số”.
Bước 2: Đăng ký tài khoản VNACCS
Sau khi đã đăng ký Token, doanh nghiệp cần đăng ký tài khoản VNACCS. Việc đăng ký này cũng tại website của Tổng cục Hải quan. Doanh nghiệp hãy nhấn vào mục “Đăng ký người sử dụng hệ thống VNACCS cho doanh nghiệp”.
Bước 3: Đăng nhập vào hệ thống khai hải quan điện tử
Doanh nghiệp sử dụng tài khoản VNACCS do Hải quan cung cấp để thực hiện việc đăng nhập. Sau khi đã đăng nhập thành công, hãy đổi mật khẩu tài khoản để tăng tính bảo mật.
Bước 4: Tiến hành khai hải quan điện tử thông qua phần mềm ECUS.
Doanh nghiệp tiến hành khai thông tin theo đúng mẫu EDA đối với hàng xuất khẩu. Sau khi hệ thống tiếp nhập và cấp số thì dữ liệu EDA sẽ được lưu trên hệ thống của phần mềm.
Tiếp đó, doanh nghiệp thực hiện đăng ký tờ khai xuất khẩu EDC. Hãy kiểm tra lại thông tin một cách chi tiết để đảm bảo đã khai báo chính xác rồi gửi lên hệ thống để đăng ký tờ khai. Ngược lại, nếu cần sửa thì sử dụng EDB để thay đổi nội dung khai báo.
Sau khi tiếp nhận tờ khai, hệ thống sẽ kiểm tra điều kiện tờ khai rồi tiến hành phân luồng, kiểm tra và thông quan lô hàng. Tùy trường hợp cụ thể, sẽ có hướng dẫn chi tiết để doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra, xử lý hoặc khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan.
Khai báo thủ tục hải quan điện tử là bước tiến vượt bậc của hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan. Hình thức này sử dụng hệ thống phần mềm trực tuyến thông minh, giúp việc xử lý, phân luồng và thông quan diễn ra nhanh chóng, tối ưu thời gian và tiền bạc.
Mong rằng, với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, quý doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về thủ tục hải quan điện tử hàng xuất khẩu. Mỗi một lĩnh vực, sẽ đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ. Nếu như doanh nghiệp chưa có đủ kinh nghiệm thì hãy liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn!
Xem thêm: Bảng Báo Giá Dịch Vụ Khai Báo Hải Quan Trọn Gói Uy Tín
CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỂ:
Tại Sao Phải Khai Hải Quan Khi Xuất Nhập Khẩu Hàng Hoá?
Những Sai Phạm Trong Khai Báo Hải Quan Mức Phạt Và Cách Giải Quyết
Hướng Dẫn Các Bước Xuất Khẩu Hàng Hóa Hiện Hay
Bộ Chứng Từ Khai Báo Hải Quan Xuất Khẩu Gồm Những Gì?
#1 Giấy Phép Nhập Khẩu Trong Logistics là gì? Các Mặt Hàng Cần Giấy Phép Nhập Khẩu