Cùng Alphatrans đi tìm hiểu thêm về Bill of Lading, để qua bài viết này bạn đọc có thể nắm được những thông tin hữu ích hơn trong việc làm Bill of Lading , lựa chọn loại mã vận đơn phù hợp để phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
>>Xem Thêm: Dịch Vụ Khai Hải Quan Trọn Gói
I. Original Bill of Lading là gì?
Original Bill of Lading là vận đơn vận chuyển hàng hóa, được xem như là một hợp đồng chứng nhận cho việc nhận hàng hóa vận chuyển giữa người vận chuyển (hãng tàu hoặc forwarder) và người gửi hàng, là chứng từ để nhận hàng tại cảng đích, nếu có xảy ra rủi ro làm ảnh hưởng đến hàng hoá người gửi hàng có thể căn cứ vào bill để yêu cầu người vận chuyển bồi thường các thiệt hại nếu có.
Ngoài là một hợp đồng vận chuyển, Original Bill of Lading còn là một chứng từ quan trọng trong bộ hồ sơ để làm thủ tục nhận hàng tại cảng giao hàng.
II. Thông Tin Về Bill of Lading Trong Xuất Nhập Khẩu
1. Những nội dung cần thể hiện trên bill of lading (mã vận đơn).
- Tên bill, loại bill
- Số bill: do đơn vị phát hành bill cấp.
- Shipper: tên và địa chỉ của người gửi hàng.
- Consignee: tên và địa chỉ người nhận hàng.
- Notify party: Là đơn vị mà hãng tàu sẽ gửi Thông báo hàng đến khi hàng đến cảng đích.
- Tên tàu, số chuyển
- Cảng xếp hàng, cảng chuyển tải, cảng dỡ hàng, cảng giao hàng.
- Mô tả hàng hoá: ghi tên hàng và mã Hs (nếu có)
- Số kiện và cách đóng gói; số lượng container
- Số container, số seal
- Khối lượng và thể tích của lô hàng
- Ngày hàng lên tàu
- Thời gian và địa điểm cấp bill
- Chữ ký của người vận chuyển
2. Phân loại các loại Bill of Lading (mã vận đơn) đường biển thường gặp hiện nay
a) Theo chủ thể nhận hàng
- Vận đơn đích danh (Straight Bill): Là vận đơn ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng và người chở hàng chỉ giao hàng đúng với tên, địa chỉ trên bill.
- Vận đơn theo lệnh (To order Bill): Thường thì trên bill gốc không thể hiện tên consignee mà chỉ để chữ “To Order” tại mục consignee. Vận đơn này miễn người nào cầm vận đơn gốc và được xác nhận ký hậu của shipper là có thể nhận hàng.
b) Theo chủ thể cấp vận đơn
- Vận đơn chủ (Master Bill): thường được viết tắt là MBL hay MB/L. Trên Master Bill, người gửi hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước xuất khẩu (không phải là công ty xuất khẩu), còn người nhận hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước nhập khẩu. Thường 2 công ty giao nhận ở 2 nước có mối quan hệ đại lý, hoặc công ty mẹ con.
- House Bill of Lading: thường được viết tắt là HBL, HB/L, hay House Bill.
c) Theo hàng trình và phương thức vận chuyển
- Vận đơn gốc (Original Bill of Lading): Người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc mới được lấy lệnh giao hàng (D/O).
- Vận đơn giao hàng bằng điện (Telex Release B/L): Người nhận hàng không cần xuất trình vận đơn gốc, vì đã có điện giao hàng
- Vận đơn đã được xuất trình (Surrendered B/L): Vận đơn đã được xuất trình cho hãng tàu, hoặc đại diện hãng tàu ở đâu đó, thường là tại cảng xếp hàng (sau khi phát hành). Tương tự như Telex Release B/L phía trên, người nhận hàng chỉ cần làm thủ tục thanh toán các phí Local charges đầu cảng dỡ là có thể lấy D/O, mà không cần nộp Bill gốc.
III. Chức Năng Của Bill of Lading Trong Vận Chuyển Hàng Hoá
Theo điều 81 Bộ Luật hàng hải, 3 chức năng Vận đơn (Bill of Lading) chính bao gồm:
- Biên nhận hàng hoá: được xem như biên nhận của người vận chuyển khi hàng hoá được đưa lên tàu. Bill có thể sử dụng để làm bằng chứng với hải quan trong hoạt động xuất nhập khẩu, phục vụ mục đích bảo hiểm hàng hoá và còn được xem như là bằng chứg thuơng mại giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.
- Chứng từ về quyền sở hữu hàng hoá: khi người mua hàng nhận Bill từ người vận chuyển, bill có chức năng như quyền sở hữu hàng hoá. Vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được. Việc mua bán, chuyển nhượng có thể được thực hiện nhiều lần trước khi hàng hoá được giao. Cứ mỗi lần chuyển nhượng như vậy, người cầm vận đơn gốc trong tay là chủ của hàng hoá ghi trong vận đơn, có quyền đòi người chuyên chở giao hàng cho mình theo điều kiện đã quy định trong vận đơn tại cảng đến.
- Bằng chứng về hợp đồng vận chuyển: Khi hàng hoá được xếp hay được nhận để xếp lên tàu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển. Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết. Vậy vận đơn được cấp là bằng chứng duy nhất xác nhận hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết. Nội dung của vận đơn là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra sau này giữa người phát hành và người cầm giữ vận đơn.
Trên đây là những thông tin liên quan đến Bill Of Lading (mã vận đơn gốc) trong Xuất Nhấp Khẩu. Nếu bạn có thắc mắc vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn hỗ trợ Tel/Zalo/: 0938.963.365 (Mr. Định)