FOB LÀ GÌ? CIF LÀ GÌ? SO SÁNH ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA FOB VÀ CIF

73 / 100 Điểm SEO

Điều kiện Incoterms® ngày càng phổ biến trong các hoạt động thương mại quốc tế, đặc biệt hai điều kiện FOB và CIF được các nhà xuất nhập khẩu áp dụng thường xuyên nhất trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Tuy nhiên, giữa hai điều kiện này có khá nhiều điểm tương đồng và khác biệt quan trọng, bài viết này sẽ phân tích chi tiết và so sánh điều kiện giao hàng quốc tế FOBCIF để các bạn có cái nhìn rõ ràng và toàn diện hơn trong việc lựa chọn phương thức phù hợp.

ĐIỀU KIỆN FOB (FREE ON BOARD) – GIAO TRÊN TÀU

Điều kiện này chỉ áp dụng với vận tải biển hoặc vận tải thủy nội địa, không sử dụng cho các phương thức vận tải khác như đường hàng không, đường bộ hay đường sắt.

FOB (Free on Board) – Giao trên tàu có nghĩa là người bán có trách nhiệm giao hàng trên con tàu do người mua chỉ định tại cảng xếp hàng được chỉ định cụ thể. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa được chuyển giao ngay khi hàng hóa được xếp lên tàu và vượt qua lan can tàu, và người mua phải chịu mọi rủi ro cũng như chi phí kể từ thời điểm này trở đi.

Theo điều kiện FOB, người bán có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Chuẩn bị hàng hóa theo đúng hợp đồng
  • Đóng gói hàng hóa phù hợp với yêu cầu vận chuyển
  • Làm thủ tục thông quan xuất khẩu (nếu có yêu cầu)
  • Vận chuyển hàng hóa đến cảng xuất phát
  • Xếp hàng lên tàu tại cảng được chỉ định

Điều kiện FOB yêu cầu người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu (nếu có). Tuy nhiên, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, trả các khoản thuế nhập khẩu hoặc làm thủ tục thông quan nhập khẩu tại nước đích.

Giá FOB không bao gồm chi phí vận chuyển chính, bảo hiểm hàng hóa tới điểm đến, người mua phải chịu toàn bộ phí thuê phương tiện chuyên chở, phí bảo hiểm hàng hóa, phí cảng đích và các chi phí phát sinh khác trong suốt quá trình chuyên chở từ cảng xuất phát đến cảng đích.

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA FOB

Ưu điểm:

  • Đối với hàng nhập khẩu, người mua có quyền chủ động hoàn toàn trong việc lựa chọn hãng tàu, cập nhật lịch trình tàu chạy, kiểm soát thời gian vận chuyển cũng như theo dõi sát sao tình trạng hàng hóa mà không bị phụ thuộc vào người bán
  • Người mua có thể đàm phán được giá cước vận chuyển tốt hơn nhờ mối quan hệ lâu dài với các hãng tàu
  • Nếu mua bảo hiểm cho hàng hóa tại Việt Nam, các vấn đề tranh chấp về bảo hiểm sẽ được giải quyết thuận lợi và nhanh chóng hơn do cùng hệ thống pháp luật
  • Người mua có thể lựa chọn mức độ bảo hiểm phù hợp với nhu cầu thực tế

Nhược điểm:

  • Đối với hàng xuất khẩu, người bán bị phụ thuộc hoàn toàn vào người thuê tàu (người mua), có thể gặp khó khăn trong việc kéo container hoặc đóng hàng vào container khi lịch tàu thay đổi đột xuất
  • Người bán gặp khó khăn trong việc chỉnh sửa chứng từ vận chuyển và bị động trong việc chuẩn bị, sắp xếp hàng hóa theo đúng lịch trình
  • Người mua phải có kinh nghiệm và hiểu biết về logistics quốc tế để quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng

Vì những lý do trên, khách hàng nên cân nhắc kỹ để giành được thế chủ động trong vận chuyển hàng hóa, hơn nữa điểm chuyển giao rủi ro của FOBCIF là hoàn toàn giống nhau.

>>Xem thêm: Điều kiện FOB Incoterms 2020

ĐIỀU KIỆN CIF (COST, INSURANCE AND FREIGHT) – TIỀN HÀNG, BẢO HIỂM VÀ CƯỚC PHÍ

Điều kiện này cũng chỉ áp dụng với vận tải biển hoặc vận tải thủy nội địa, tương tự như điều kiện FOB.

CIF (Cost, Insurance and Freight) – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí có nghĩa là người bán có trách nhiệm giao hàng trên tàu tại cảng xuất phát. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa được chuyển giao ngay khi hàng hóa được giao trên tàu và vượt qua lan can tàu. Tuy nhiên, người bán phải chịu trách nhiệm trả các chi phí vận chuyển chính và cước phí cần thiết để đưa hàng đến cảng đến quy định trong hợp đồng.

Một điểm đặc biệt quan trọng của CIF là người bán cũng phải ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng hóa để bảo vệ những rủi ro của người mua về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa trong suốt quá trình vận tải từ cảng xuất phát đến cảng đích. Người mua cần lưu ý rằng theo điều kiện CIF, người bán chỉ có nghĩa vụ mua bảo hiểm với mức độ tối thiểu (thường là Institute Cargo Clauses C – ICC C). Nếu người mua muốn được bảo hiểm với phạm vi bao phủ rộng hơn hoặc mức bồi thường cao hơn, người mua cần thỏa thuận rõ ràng với người bán ngay từ đầu hoặc tự mình mua thêm bảo hiểm bổ sung.

Theo điều kiện CIF, người bán có các trách nhiệm chính sau:

  • Chuẩn bị và đóng gói hàng hóa theo hợp đồng
  • Làm thủ tục thông quan xuất khẩu (nếu có yêu cầu)
  • Vận chuyển hàng đến cảng và xếp lên tàu
  • Thuê tàu vận chuyển hàng đến cảng đích
  • Mua bảo hiểm hàng hóa cho toàn bộ hành trình
  • Cung cấp đầy đủ chứng từ vận chuyển và bảo hiểm

Điều kiện CIF đòi hỏi người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu (nếu có yêu cầu). Tuy nhiên, người bán vẫn không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, trả các khoản thuế nhập khẩu hoặc làm thủ tục thông quan nhập khẩu tại nước đích.

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CIF

Ưu điểm:

  • Đối với hàng xuất khẩu, người bán có quyền chủ động hoàn toàn trong việc lựa chọn hãng tàu, cập nhật lịch trình tàu chạy, kiểm soát thời gian vận chuyển cũng như theo dõi chi tiết tình trạng hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển
  • Người bán chủ động trong việc kéo container hoặc đóng hàng vào container theo đúng kế hoạch sản xuất và xuất khẩu
  • Đặc biệt quan trọng là người bán chủ động về việc định giá và kiểm soát chi phí hàng hóa trên thị trường, có thể tối ưu hóa lợi nhuận
  • Đối với người mua, đây là phương thức thuận tiện vì không cần quan tâm đến việc sắp xếp vận chuyển và bảo hiểm

Nhược điểm:

  • Đối với hàng nhập khẩu, người mua có thể gặp khó khăn đáng kể trong việc cập nhật thông tin lịch tàu, dự báo thời gian vận chuyển cũng như nắm bắt tình trạng hàng hóa do bị phụ thuộc quá nhiều vào sự cung cấp thông tin từ người bán
  • Khi mua hàng theo điều kiện CIF, người mua cũng mong muốn hàng hóa của mình được đảm bảo một cách tốt nhất, nên việc nắm rõ tình hình và trạng thái hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển là vô cùng cần thiết và quan trọng
  • Ngoài ra, khi nhập khẩu theo điều kiện CIF, người bán sẽ mua bảo hiểm tại quốc gia của người bán, khi đó nếu có các sự cố hoặc vấn đề xảy ra liên quan đến việc bồi thường bảo hiểm thì sẽ phức tạp và khó xử lý hơn do khác biệt về hệ thống pháp luật và ngôn ngữ
  • Chi phí tổng thể có thể cao hơn vì người bán thường tính thêm phí dịch vụ và lợi nhuận vào giá CIF

>>Xem thêm: Dịch vụ khai báo hải quan trọn gói

SO SÁNH ĐIỀU KIỆN FOB VÀ CIF TRONG INCOTERMS

Điểm giống nhau giữa FOB và CIF

  • Là hai điều kiện Incoterms® được sử dụng phổ biến trong vận tải đường biển và vận tải thủy nội địa.
  • Điểm chuyển giao rủi ro tại cảng đi (cảng xếp hàng).
  • Người bán chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất  và người mua làm thủ tục hải quan tại cảng nhập.

Những điểm khác nhau giữa FOB và CIF

FOBCIF
Điều kiện giao hàngGiao trên tàuTiền hàng, bảo hiểm và cước phí
Trách nhiệm thuê tàuNgười bán không có trách nhiệm thuê tàu, người mua có trách nhiệm book tàuNgười bán có trách nhiệm thuê tàu, người mua không phải thuê tàu
Điểm chuyển giao chi phíKhi hàng được xếp lên tàu tại cảng xếp hàng (cảng xuất)Khi hàng qua đến cảng dỡ hàng (cảng nhập)
Trách nhiệm mua bảo hiểmNgười bán không phải mua bảo hiểm, người bán có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàngNgười bán có trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa, ký hợp đồng với công ty bảo hiểm
khác nhau giữa điều kiện FOB và CIF

Nói tóm lại, điều kiện Incoterms® được chọn phải phù hợp với hàng hóa, phương tiện vận tải và các bên quy định nghịa vụ thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm là thuộc về người bán hay người mua.

Khi lựa chọn điều kiện Incoterms® cần phải dựa vào phần “Hướng dẫn sử dụng” của từng điều kiện.

Hai điều kiện FOB CIF đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Khách hàng nên cân đối để chọn lựa FOB hay CIF sao cho phù hợp nhất nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Nếu cần tư vấn hoặc có thắc mắc về FOB và CIF là gì? Hãy liên hệ với công ty Alphatrans để được giải đáp nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      TRỤ SỞ CHÍNH

      LIÊN HỆ NHANH MÃ QR

      Công Ty TNHH Thương Mại Và Vận Tải An Pha Trần

      Giấy chứng nhận ĐKKD số 0313384770 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp.
      Văn phòng chính: 45a Nguyễn Thượng Hiền, P.5, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam.
      Tel,Viber,Line,whatapps,Wechat: +84 919 030 822 (Mr Phú)
      Email: phu@atl.vn
      Phone Company: +84 28 3811 3811 / 3811 3979

      VP Hải Phòng

      VP Bình Dương

      VP Hà Nội

      VP Đà Nẵng

      VP Miền Trung

      Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Vận Tải Trong Nước Và Quốc Tế
      Logo
      Enable registration in settings - general